*NGUYỄN THIỆN PHƯƠNG HẠNH (học viên khóa 120 DC)
Phát minh ‘Âm dương Khí công’ của thầy Bùi Quốc Châu thật diệu kỳ, tôi đã áp dụng vào công việc chuyên môn là dạy đàn piano của tôi. Tôi hy vọng sẽ thiết lập được một phương pháp sư phạm mới, riêng cho đàn piano của Việt Nam.
Cho đến nay, nhạc viện cả hai miền Nam, Bắc nước ta đều sử dụng phương pháp sư phạm đàn piano của châu Âu, vì đàn piano là của châu Âu cũng như đàn bầu là của Việt Nam. Nay tôi muốn phương pháp sư phạm về đàn piano của Việt Nam được và những tư tưởng của thầy (Việt Y Đạo).
Những thành công ban đầu sau 3 tuần áp dụng Việt Y Đạo vào kỹ thuật đàn piano như sau:
- Tôi dựa theo câu tâm ngôn “Tâm bình, khí bình, trí sáng” của thầy, dựa theo chữ NGHE, chữ TÙY, đồng thời dựa theo những câu “Đừng cố gắng, đừng lội dòng nước ngược”, “Hãy để lòng thanh thản, mọi người đã có số phận định sẵn”, và dựa theo thuyết đối xứng, thuyết âm dương trong DC-ĐKLP để dạy học sinh.
- Tôi lấy CHẬM + NGHE làm nền tảng vì khi học sinh đàn chậm, lòng thanh thản, không tranh chấp hơn thua, không cố sức, tâm sẽ bình. Khi tâm bình, trí óc sáng suốt, tai mới nghe thật sự (không nghe ào ào). Những điều đó sẽ có lợi như sau:
+ Tiếng đàn đẹp do nghe mà tự điều chỉnh.
+ Tiết tấu tốt, do nghe mà tự điều chỉnh (Tôi áp dụng thuyết phản chiếu).
+ Ngón tay uyển chuyển mềm mại.
+ Học sinh tự điều chỉnh ngón để tìm được điểm tiếp xúc thuận lợi nhất.
+ Trí nhớ tốt, nên thuộc lòng sâu. Đàn chậm vẫn thuộc, đàn nhanh vẫn thuộc. Thường học sinh đang đàn nhanh, cho đàn chậm, quên bài, nhất là khi cho đàn riêng tay.
+ Tốc độ được tăng lên một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian (Tôi áp dụng thuyết đối xứng và âm dương).
- Luyện tiếng đàn theo các tác phẩm của Johann Sebastian Bach cần chất hát cho tất cả các bè, đầy đặn, trang nghiêm. Bach sống và làm việc gần như suốt đời trong nhà thờ, tất cả các tác phẩm của Bach, phía trên đều đề F.G., tức là ‘For God’, kết thúc bài đều đề T.G., tức là ‘Thank God’. Ai cũng biết thế, giảng viên nào cũng yêu cầu học sinh đàn sao cho có chất hát, đầy đặn, trang nghiêm, nhưng How – làm thế nào để được tiếng đàn ấy, chưa ai nói. Nay Diện Chẩn nói: Miết đầu ngón tay, giữ nhịp cho đủ, sau khi miết, giữ khí một tích tắc rồi thả khí ra, nhưng ngón vẫn không nhấc khỏi phím. Như vậy tiếng đàn đầy, trang nghiêm mà không cứng (áp dụng cách thở đường âm).
Khi đàn nhạc của Bach, học sinh Việt Nam thường có được tiếng đàn thì mất tiết tấu, có được tiết tấu thì mất tiếng đàn. Diện Chẩn chữa được điều ấy bằng cách: Giữ nhịp bằng Ý (thầy dạy thở âm dương khí công không phải bằng hơi thở mà bằng Ý).
Còn rất nhiều điều nữa, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ sau. Thí dụ: chỉ nghe học sinh đàn, tôi biết em đó có tập trung vào bài hay phân tâm, mặc dù em vẫn đàn trôi chảy, vẫn thực hiện đầy đủ nuance (sắc thái), vẫn bảo đảm tính chất của tác phẩm và tính cách của tác giả.
Là một nghệ sĩ – giảng viên cấp đại học về piano, thay mặt cho các thế hệ học sinh piano, tôi xin tạ ơn thầy BÙI QUỐC CHÂU, người đã sáng lập ra Diện Chẩn và Âm dương Khí công.
Học viên NGUYỄN THIỆN PHƯƠNG HẠNH
Nghề nghiệp: biểu diễn và giảng dạy đàn piano
Tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia Pantro Vladigerov tai Sofia, Bulgarie
Số điện thoại:0913747105 (Ngoài Việt Nam:0903124899)
Email: mariaphuonghanh@gmail.com