Vào mỗi ngày (sáng hay chiều), ta có thể dùng Búa Trường Thọ để gõ đều đặn toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần (Chỉ nên gõ một lần trong ngày vì có tính Dương – nóng). Gõ một cách đều đặn và nhẹ nhàng. Chủ yếu là gõ trên vùng 2 bên mũi, 2 gò má, quanh miệng, bọng má và vùng cằm.
Lưu ý : Trán và vùng Ấn đường nên gõ nhẹ và ít để giảm đau.
Nguyên lý
Do bộ mặt phản chiếu các bộ phận nội tạng và ngoại vi, việc gõ nhẹ sẽ kích thích hoạt động của các bộ phận, giúp lưu thông khí huyết. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp gõ với búa Trường Thọ (Không dùng cây búa hai đầu gôm – gai có tác dụng chữa bệnh) có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và nóng người nếu gõ nhiều. Nó kích thích sự vận hành máu huyết đến các cơ quan, cho cảm giác khoẻ khoắn. Gõ mặt còn có tác dụng thư giãn (relaxation), giảm căng thẳng (stress).
Giá trị và công dụng của cây búa Trường thọ
Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây búa Trường thọ, phương pháp gõ mặt được xem là một biện pháp đơn giản, dễ dàng để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ cơ thê với các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác gõ, kích thích mặt chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Việc gõ mặt giúp cơ thể:
- Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.
- Gia tăng sự chuyển động các vi mạch máu dưới da, làm săn da, chắc thịt, chắc răng, làm nhỏ lỗ chân lông, làm mịn da mặt.
- An thần, giảm stress, tạo sinh lực kéo dài tuổi thọ .v.v…
Tóm lại, chỉ gồm động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật gõ mặt bằng cây búa Trường Thọ có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất.
Còn với mục tiêu chữa bệnh và tăng cường nội lực, ta có thể sử dụng 2 loại búa khác:
Búa gôm gai ( Búa nhỏ)
Dùng để gõ các sinh huyệt và các khớp ngón tay
Búa cao su (Búa lớn)
Dùng để gõ trên lưng, các khớp xương và trên tay, chân làm lưu thông khí huyết.