GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU
CÁC MỤC CHÍNH
  Gallery Bùi Quốc Châu
BÀI VIẾT VỀ VIỆT Y ĐẠO
Xem tất cả  
LIÊN KẾT WEBSITE

· www.dienchan.com
·

www.dienchanparis.com   

 · www.dienchanhanoi.blogspot.com
· www.dienchancaobang.blogspot.com
 · www.vietnam-daisuki.com
 · www.ykhoanet.com
· www.yhoccotruyen.net
·

www.youtube.com

·

www.vanhoavietnam.vn

· www.amthuc.net.vn
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP
   Số người online 21
   Hôm nay 496
   Hôm qua 278
   Trong tuần 1362
   Trong tháng 14297
 Tổng số 3515114
TRUY CẬP THEO QUỐC GIA
Xem chi tiết bài viết
Trèo tường vào công viên nước, người lớn đang dạy trẻ con bài học gì?

Vài chục ngàn đồng tiền vé có đáng là động cơ để người lớn bỏ qua lòng tự trọng, quên mất nguy hiểm đang rình rập cả mình, cả đứa con bé bỏng mà mình đang ẵm trên tay không? Tôi nghĩ là không đáng.

>> VÔ CẢM (Thanh Thảo)
Dư luận đang rúng động vì vụ việc người dân trèo rào vào công viên nước Hồ Tây ở Hà Nội để tranh thủ một ngày bơi tắm miễn phí. Nam thanh nữ tú và cả bố mẹ bế, ẵm, đùn đẩy trẻ em vượt qua cái hàng rào cao quá 2m, tua tủa xiên sắt nhọn. Bất cứ ai nhìn cảnh người cha cắp đứa con trèo qua cũng rùng mình nghĩ đến hậu quả nếu chẳng may người cha trượt chân, hay tuột tay.
Mấy chục, một hay vài trăm ngàn đồng tiền vé có đáng là động cơ để những người đã ở độ tuổi trưởng thành như vậy bỏ qua lòng tự trọng, quên mất nguy hiểm đang rình rập cả mình, cả đứa con bé bỏng mà mình đang ẵm trên tay không? Tôi nghĩ là không đáng. Và nếu lúc bình tĩnh tỉnh táo, không ông bố bà mẹ nào lại đặt con mình vào thế hiểm nguy chỉ vì vài chục ngàn, một vài trăm ngàn như vậy, chưa nói đến sự nhục nhã khi có người quay phim phát tán đi (điều gần như chắc chắn trong thời đại phổ cập smartphone), hay tấm gương xấu mà họ nêu ra cho con cái. Những người bố, người mẹ đưa con đi chơi hôm đó chắc hẳn là những người rất quan tâm chăm sóc con mình. Vì lẽ gì họ lại ở trong trạng thái gần như mất kiểm soát bản thân như vậy ? Và họ nhắn nhủ điều gì, qua hành động trèo vào công viên bằng mọi giá, đến con em của họ? Chính những câu trả lời của một vài cá nhân có mặt trong buổi "công thành" hôm đó đã gợi cho tôi ý tưởng viết những dòng này.
 
Trèo tường vào công viên nước, người lớn đang dạy trẻ con bài học gì? - ảnh 2
Hành động bế con trèo rào của người cha đưa vào đầu đứa bé ý nghĩ là nếu nó muốn cái gì là phải đạt bằng được, bất chấp hậu quả, bất kể luật lệ. Một sự tuyệt đối cố chấp. Một sự kiên định cực đoan.
Trèo tường vào công viên nước, người lớn đang dạy trẻ con bài học gì? - ảnh 3
 
 
 
Khi được phỏng vấn, có nhiều câu trả lời xoay quanh một ý sau: "Đã đến cổng công viên mà không được vào, nên tấm tức, cố vào bằng được tắm cho bõ". Hoặc là: "Đã hứa với con là đi công viên nước rồi, đến nơi công viên không nhận thêm khách vui chơi nên phải trèo tường vào vì đã hứa với con". Cả hai cách trả lời đều có cùng ý nghĩa: Đã định/nói/hứa là sẽ đi chơi công viên nước, nên phải vào được công viên nước bằng mọi giá. Mới nghe, người ta sẽ nghĩ là đây là vấn đề giữ lời hứa với trẻ con, và đã hứa, lời hứa phải được thực hiện.
Tôi thì lại thấy cách cư xử của người lớn ở nước ta trong cuộc sống hằng ngày nhiều khi thiếu sự linh hoạt, thiếu khả năng bỏ qua một cách nhẹ nhàng, thiếu sự định đoạt mức ưu tiên trong hoạt động. Người cha, thay vì bất chấp phạm pháp, nguy hiểm để đưa đứa trẻ vào tắm bằng được, nếu anh ta giải thích cho đứa trẻ là công viên quá nhiều người rồi, lần này cha con mình không vào được, để ngày mai quay lại, và thuyết phục để đứa bé hiểu và chấp nhận điều đó, thì anh ta đã mang lại cho con mình một bài học rất quý giá về sự tương đối, linh động trong cuộc đời.
Cuộc đời là tập hợp những yếu tố tương đối, bất định, không chính xác hoàn toàn như chúng ta mong muốn. Một lần đi tắm ở công viên nước có thiết yếu không? Không. Nếu không đi bơi hôm đó có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không? Cũng không. Nhưng hành động bế con trèo rào của người cha đưa vào đầu đứa bé ý nghĩ là nếu nó muốn cái gì là phải đạt bằng được, bất chấp hậu quả, bất kể luật lệ. Một sự tuyệt đối cố chấp. Một sự kiên định cực đoan.
Mở rộng ra, ở nước mình, quan hệ xã hội hay được đặt trên nền tảng mâu thuẫn. Một cái nhìn, cho dù chỉ vô tình, cũng có thể gây ra cái chết thương tâm chỉ vì người bị nhìn cho là mình bị nhìn đểu. Một cú va chạm dù rất nhỏ nhặt cũng có thể là tiền đề cho những cuộc ẩu đả đổ máu. Hay những sự khó chịu lặt vặt cũng trở thành cơ sở cho những cuộc cãi cọ, oán hờn rất vô ý nghĩa. Tất cả chỉ vì chúng ta không biết "BỎ QUA".
Có người nói với tôi là hành động của người cha ở công viên nước toát lên lòng quyết tâm, sẽ là bài học cho con mình. Tôi không cho đó là lòng quyết tâm. Tôi cho đó là sự cố chấp, ngoan cố. Người cha sẽ dạy lòng quyết tâm cho con nếu như ông ta đưa con về, chỉ cho con là mình phải cố gắng kiếm ra tiền để không cần được miễn phí vẫn có thể đi được công viên nước. Đó mới là lòng quyết tâm chân chính. Sử dụng mọi thủ đoạn để vào được công viên nước miễn phí, chấp nhận nhục nhã, nhất định đó không phải là lòng quyết tâm mà người cha, mẹ nào muốn dạy cho con.
Con người được sinh ra với những bản năng và nền giáo dục mà chúng ta tiếp nhận sẽ giúp chúng ta chế ngự những bản năng ấy. Phản ứng bầy đàn thuộc về bản năng. Nhưng hiện tượng bầy đàn sẽ bớt đi nếu mỗi cá nhân được giáo dục để biết bỏ qua một cách nhẹ nhàng những điều không thực sự thiết yếu.
Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục con cái. Giáo dục không chỉ là những điều chúng ta nói trực tiếp với con, mà phần lớn là những cư xử của chính chúng ta, và con trẻ sao chép lại. Nói cách khác, khi đã có con, cha mẹ không chỉ sống đời sống của mình nữa, mà phải sống cả cho con. Chỉ cần, trước mỗi hành động, xử sự, ta trấn tĩnh vài giây, tự hỏi xem ta đang truyền giá trị gì cho con cái chúng ta, thì xã hội cũng yên ổn đi biết bao, cuộc đời sẽ đẹp lên nhường nào.
THÁI QUỲNH ANH
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

VÔ CẢM

Một học sinh chuẩn bị thi Olympic toán học trên đường đi xe máy về nhà thu xếp đồ đạc, khi qua ngã tư đèn đỏ dù đi theo tuyến đèn xanh nhưng vẫn bị một người tham gia giao thông ở tuyến đang có đèn đỏ chạy ẩu tông chết tại chỗ. Một nữ sinh bị đánh hội đồng, cả lớp thản nhiên đứng nhìn. Có người còn quay clip tung lên mạng, coi đó như một trò vui... tập thể...

Sự vô cảm đã trở thành một căn bệnh ở nhiều nơi trong nước ta hiện nay. Dĩ nhiên, căn bệnh này có nguồn gốc. Nói nó có nguồn gốc từ lối sống giành giật kiếm ăn của một bộ phận cư dân, cái gì cũng chỉ vì tiền, chỉ biết tiền chứ không biết gì khác... cũng đúng, nhưng chưa đủ. Một xã hội có kỷ cương, luật lệ là một xã hội mà người tham gia giao thông thấy đèn đỏ phải dừng, chứ không thể cứ cắm đầu chạy, bất chấp có thể gây hiểm nguy cho người khác. Một xã hội có pháp trị và lòng nhân ái cùng song song tồn tại, thì bệnh viện khi gặp người cần cấp cứu phải cấp cứu, chứ không hỏi tiền trước rồi mới cứu chữa.

Nguồn gốc của sự vô cảm hiện tại bắt nguồn từ sự xuống cấp của đạo đức và từ sự lỏng lẻo của kỷ cương, phép nước. Sự lỏng lẻo ấy nếu kéo dài sẽ khiến người dân mất lòng tin vào một số cơ quan chức năng, cơ quan công quyền, sau khi đã trình báo mà không được xử lý tới nơi tới chốn.

Có thể ở các nước dân chủ và phát triển khác cũng còn những người vô cảm, nhưng sự vô cảm ở đó bị hạn chế tới mức thấp nhất bởi người dân có ý thức công dân, có ý thức cộng đồng khi làm bất cứ việc gì vì cộng đồng, vì nhu cầu bảo vệ pháp luật và kỷ cương. Thêm nữa, họ có lòng tin cao vào các cơ quan bảo vệ pháp luật.

GS Nguyễn Lân Dũng đã có một ý kiến rất đáng cho chúng ta suy nghĩ về sự vô cảm: “Vô cảm là do người dân không muốn đóng góp ý kiến, nói không ai nghe. Vô cảm lớn nhất hiện nay là chỉ biết lo cho "nồi cơm" nhà mình mà quên đi xã hội. Vô cảm không giúp thúc đẩy xã hội lên được. Không phải người dân vô cảm mà bởi xã hội không sớm giải quyết những điều họ bức xúc”. Đó là sự vô cảm “ở tầm vĩ mô”. Nhưng nó bắt nguồn từ rất nhiều sự vô cảm nhỏ, “vô cảm vi mô” hằng ngày, lặp đi lặp lại trong xã hội. Và nó cho thấy nguy cơ “di căn” của căn bệnh là lớn và nguy hiểm như thế nào.

THANH THẢO
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thiếu nữ bị sàm sỡ và dìm ngất xỉu ở công viên nước Hồ Tây ( Clip)

Vô tình lạc vào giữa nhóm 60 nam thanh niên, thiếu nữ đã bị tạt nước liên tục đến nỗi lịm đi và bị dìm xuống nước.


Chưa kịp “hạ nhiệt” sau clip cô gái bị xé rách biniki và loạt ảnh thiếu nữ xinh xắn bị tạt nước đến bật khóc ở công viên nước Hồ Tây, mới đây dân mạng lại xôn xao vì clip quay lại cảnh một cô gái xinh xắn nằm ngất xỉu.

Theo thông tin được cộng đồng mạng chia sẻ, thiếu nữ này vô tình lạc vào dòng sông lười, nơi nhóm gần 60 nam thanh niên “đóng đô”. Nhóm người này đã tạt nước liên tục khiến cô gái không thở được, lịm đi. Không dừng lại ở đó, một số thanh niên đã dìm cô gái xuống nước, định giở trò sàm sỡ. Tuy nhiên, cô gái đã ngất xỉu nên họ hoảng sợ đưa cô lên bờ để sơ cứu.

https://www.youtube.com/watch?v=JikWMvy1PW8

http://vitalk.vn/…/clip-thieu-nu-bi-sam-so-va-dim-ngat-xiu…/


TNO
Bài viết cùng mục
 Nhớ về đoàn hát Kim Chung Huỳnh Thái [19.07.2015]
  Mấy nhận xét về hiện trạng văn hóa [17.07.2015]
 GS Trần Văn Khê nói về Hát ru với thai giáo [29.06.2015]
Xem tất cả
DỊCH SANG CÁC NGÔN NGỮ KHÁC
                             
Liên kết facebook Diện Chẩn
facebook
BÀI MỚI NHẤT
 Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn
 Lưu ý khi dùng Đông dược
 Tuyệt chiêu ngừa lão hóa xương
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA, Hà Nội, viết về Diện Chẩn (tiếp theo) - Kỳ 33
 THÔNG BÁO: Khai giảng lớp Diện Chẩn lý thuyết&thực hành tháng 8/2015
 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA/MÀN ẢNH SÂN KHẤU viết về Diện Chẩn (Tiếp theo): Kỳ 32
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành
PHÓNG SỰ ẢNH
Xem tất cả ảnh  
GALLERY BÙI QUỐC CHÂU
Xem tất cả ảnh  
VIDEO HƯỚNG DẪN DIỆN CHẨN
XEM VIDEO  | Xem video clip  
TÌM KIẾM
ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, các bài viết đăng trên web này có giúp ích cho quá trình trị bệnh của mọi người không?
 Rất hữu ích
 Khá hữu ích
 Bình thường
 Ý kiến khác
Góp ý hoàn thiện website
Hãy gửi cho chúng tôi các ý kiến góp ý của bạn về website www.dienchan.com
Trang chủ | Dụng cụ - Sách | Liên hệ
Copyright © 2006 www.tuchuabenh.com