GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU
CÁC MỤC CHÍNH
  Gallery Bùi Quốc Châu
BÀI VIẾT VỀ VIỆT Y ĐẠO
Xem tất cả  
LIÊN KẾT WEBSITE

· www.dienchan.com
·

www.dienchanparis.com   

 · www.dienchanhanoi.blogspot.com
· www.dienchancaobang.blogspot.com
 · www.vietnam-daisuki.com
 · www.ykhoanet.com
· www.yhoccotruyen.net
·

www.youtube.com

·

www.vanhoavietnam.vn

· www.amthuc.net.vn
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP
   Số người online 22
   Hôm nay 702
   Hôm qua 132
   Trong tuần 2266
   Trong tháng 5628
 Tổng số 3617942
TRUY CẬP THEO QUỐC GIA
Xem chi tiết bài viết
Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi

Trước khi rơi vào hôn mê, giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ nguyện vọng được nghe lại tiếng đàn tranh của người bạn tri kỷ - nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.

Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi - ảnh 1Giáo sư Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp cho âm nhạc dân tộc - Ảnh: Độc Lập
Theo chia sẻ từ Ban quản lý nhà vĩnh biệt Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), linh cữu của giáo sư Trần Văn Khê vẫn còn nằm trong phòng lạnh. Sở dĩ, gia đình chưa đưa thi hài giáo sư về bởi vì chờ các cháu của ông tề tựu đông đủ mới bắt đầu cử hành tang lễ. Dự kiến, chiều mai (25.6) gia đình sẽ đưa linh cữu ông về nhà riêng tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để làm tang lễ. Lễ tang được thực hiện theo di chúc do ông để lại hôm 5.6.
Hiện các con của ông là Trần Quang Minh, Trần Thị Thủy Tiên và Trần Thị Thủy Ngọc đã có mặt tại Việt Nam, chỉ có giáo sư Trần Quang Hải đang ở nước ngoài chưa về kịp.
Sáng nay 24.6, đại diện các cơ quan chức năng của thành phố đã họp tại nhà riêng của giáo sư để thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức tang lễ cũng như sắp xếp lực lượng hỗ trợ đám tang. Cụ thể, lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12 giờ ngày 26.6. Lễ động quan bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng 29.6. Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Hiện tại, bà Nguyễn Thị Na là người giúp việc cho giáo sư vẫn đang túc trực tại nhà để cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị cho lễ tang. Được biết, bà Na đã bên cạnh chăm sóc giáo sư trong gần một tháng qua tại bệnh viện. Bà cũng là một trong những người luôn kề cận chăm sóc giáo sư suốt 10 năm nay. Đã có rất nhiều lời mời bà sang nước ngoài làm việc nhưng người phụ nữ này khéo léo từ chối và vẫn ở bên cạnh chăm sóc giáo sư Trần Văn Khê đến cuối đời.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Văn Hân - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết tình trạng của GS-TS Trần Văn Khê không có nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi nhập viện vào hôm 27.5.
Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi - ảnh 2Giáo sư thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện tọa đàm khi còn khỏe mạnh - Ảnh: Độc Lập
Thời gian đầu, giáo sư vẫn nhận biết được khi con cháu vào thăm. Thậm chí, ông chảy nước mắt xúc động khi có một người cháu nắm tay và hôn lên trán. Người thân kể lại khi có học trò thân thiết đến, ông còn trò chuyện và giảng giải về văn hóa tuồng cổ một cách rất tâm huyết.
Trước khi rơi vào hôn mê, giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ nguyện vọng được nghe lại tiếng đàn tranh của người bạn tri kỷ - nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Vậy là nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã thu âm vài đoạn độc tấu gửi đến cho tri kỷ của mình.
Những ngày trước khi qua đời, GS-TS Trần Văn Khê gần như hôn mê trên giường bệnh. Có lúc tưởng như giáo sư có dấu hiệu hồi tỉnh như vào ngày 18.6, ông có thể mở mắt nhìn con trai và có phản ứng khi được hỏi chuyện. Tuy nhiên, sau đó, ông lại tiếp tục rơi vào hôn mê và ra đi vào rạng sáng nay với chuẩn đoán suy hô hấp kéo dài khi chỉ còn đúng một tháng nữa là mừng thọ 94 tuổi (24.7).
Xót xa hơn cả là khi GS-TS Trần Văn Khê qua đời, con cả của ông - Giáo sư Trần Quang Hải đã không kịp về nhìn mặt cha lần cuối. Trước đó, khi hay tin cha bệnh nặng, Giáo sư Trần Quang Hải cùng vợ là nữ ca sĩ Bạch Yến đã tức tốc trở về bên cạnh ông. Tuy nhiên, hôm 21.6 do có việc bận, Giáo sư Trần Quang Hải đã bay về Pháp.
Dẫu vậy, những chuyện hậu sự của mình đều đã được GS-TS Trần Văn Khê chuẩn bị từ trước và cẩn thận lập bản di nguyện vào hôm 5.6.
GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc.
Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc - UNESCO.
Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.
Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.
Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.
Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.
TNO
Bài viết cùng mục
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?  [29.07.2015]
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS  [29.07.2015]
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành [21.07.2015]
Xem tất cả
DỊCH SANG CÁC NGÔN NGỮ KHÁC
                             
Liên kết facebook Diện Chẩn
facebook
BÀI MỚI NHẤT
 Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn
 Lưu ý khi dùng Đông dược
 Tuyệt chiêu ngừa lão hóa xương
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA, Hà Nội, viết về Diện Chẩn (tiếp theo) - Kỳ 33
 THÔNG BÁO: Khai giảng lớp Diện Chẩn lý thuyết&thực hành tháng 8/2015
 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA/MÀN ẢNH SÂN KHẤU viết về Diện Chẩn (Tiếp theo): Kỳ 32
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành
PHÓNG SỰ ẢNH
Xem tất cả ảnh  
GALLERY BÙI QUỐC CHÂU
Xem tất cả ảnh  
VIDEO HƯỚNG DẪN DIỆN CHẨN
XEM VIDEO  | Xem video clip  
TÌM KIẾM
ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, các bài viết đăng trên web này có giúp ích cho quá trình trị bệnh của mọi người không?
 Rất hữu ích
 Khá hữu ích
 Bình thường
 Ý kiến khác
Góp ý hoàn thiện website
Hãy gửi cho chúng tôi các ý kiến góp ý của bạn về website www.dienchan.com
Trang chủ | Dụng cụ - Sách | Liên hệ
Copyright © 2006 www.tuchuabenh.com