GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU
CÁC MỤC CHÍNH
  Gallery Bùi Quốc Châu
BÀI VIẾT VỀ VIỆT Y ĐẠO
Xem tất cả  
LIÊN KẾT WEBSITE

· www.dienchan.com
·

www.dienchanparis.com   

 · www.dienchanhanoi.blogspot.com
· www.dienchancaobang.blogspot.com
 · www.vietnam-daisuki.com
 · www.ykhoanet.com
· www.yhoccotruyen.net
·

www.youtube.com

·

www.vanhoavietnam.vn

· www.amthuc.net.vn
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP
   Số người online 22
   Hôm nay 758
   Hôm qua 132
   Trong tuần 2322
   Trong tháng 5684
 Tổng số 3617998
TRUY CẬP THEO QUỐC GIA
Xem chi tiết bài viết
Phan Huỳnh Điểu - con chim vàng của tân nhạc: Đoàn Vệ quốc quân và số tiền tác quyền kỷ lục

Nhiều người gọi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là “con chim vàng của tân nhạc Việt”. Ông cũng tỏ ra thú vị với biệt danh này, bởi theo cách giải thích của ông, “huỳnh” không phải là một cái họ, mà là biến âm của chữ “hoàng” (nghĩa là màu vàng), còn “điểu” là con chim. “Ừ thì mình sáng tác nhạc nên người ta gọi như thế cũng… oách, mà lại không sai nghĩa!”.

>> Phan Huỳnh Điểu - con chim vàng của tân nhạc: Đoàn Vệ quốc quân và số tiền tác quyền kỷ lục - ảnh 1Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Ảnh: Độc Lập
Chiều 30.6, tại Nhà tang lễ TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM cùng đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ đã đến viếng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Bà Phạm Thị Vân, vợ ông không có mặt vì bị tai biến. Con trưởng ông là nhạc sĩ Phan Hồng Minh đang ở Đức chưa về kịp.
Mọi người vẫn còn nhớ, mới đầu tháng 6 này, “đại gia đình” Hội Âm nhạc TP.HCM còn chứng kiến lão nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ngồi an nhiên trên băng ghế “chủ tọa đoàn” trong Đại hội Hội Âm nhạc TP.HCM nhiệm kỳ 7 (2015 - 2020) tại Nhà hát Thành phố. Ở đại hội này, ông tham dự với tư cách cố vấn. Là nhạc sĩ cao tuổi nhất nhưng ông không hề tỏ ra mệt mỏi khi tham dự các buổi đọc tham luận và tranh luận. Ông lúc nào cũng tươi cười. Khi các đại biểu bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, ông chụp hình lia lịa những khuôn mặt em út, học trò thân quen... Anh chị em trong Hội Âm nhạc TP.HCM chắc sẽ khó quên được những kỷ niệm với bác Bảy (tên gọi thân mật của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu), nhất là những mẩu chuyện tiếu lâm mà bác Bảy kể bằng giọng xứ Quảng rất duyên trên những chuyến xe, chuyến tàu đi thực tế sáng tác hoặc đi dự hội nghị, khiến mọi người cười rần rần suốt buổi…
Những nhạc phẩm đầu tay
Phan Huỳnh Điểu thuộc lớp nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc cải cách (thường gọi là “tân nhạc”, để phân biệt với cổ nhạc dân tộc). Nên nhớ, nếu như nhạc phẩm Kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên (phổ thơ Nguyễn Văn Cổn) ra đời năm 1938 và được coi là bản tân nhạc đầu tiên của VN (dù trước đó, đã có nhiều bản nhạc và nhóm nhạc theo nhạc lý Tây phương), thì chỉ 2 năm sau, chàng thiếu niên 16 tuổi Phan Huỳnh Điểu đã cho ra đời bài hát Trầu cau (1940), dù lúc đó trình độ nhạc lý của chàng chỉ “a-bê-xê” nhưng vẫn… liều sáng tác. Bản nhạc đầu tay ấy, đến mãi 75 năm sau (lúc tác giả qua đời, 2015) nhiều người vẫn còn nhắc và chắc chắn chừng nào còn nói đến nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sẽ còn phải nhắc đến Trầu cau.
Một giai thoại gắn liền với ca khúc thứ hai của Phan Huỳnh Điểu là bài Đoàn Vệ quốc quân (sáng tác cuối năm 1945, sau sửa lại là Đoàn Giải phóng quân). Ca khúc được sáng tác khi VN vừa giành được độc lập và đang hừng hực khí thế trước âm mưu quân Pháp tái chiếm, nhất là ở miền Nam. Lúc đó, Phan Huỳnh Điểu mới 21 tuổi. Hằng ngày, khi các đoàn tàu chở các chiến sĩ trên đường Nam tiến dừng chân ở ga Đà Nẵng, thì Đội Tuyên truyền Việt Minh (trong đó có Phan Huỳnh Điểu) đến từng toa tàu, hát vang ca khúc này, động viên tinh thần chiến sĩ… Lúc đó ở Huế có ông Tăng Duyệt (cha người Hoa, mẹ Việt) mở nhà in Tân Hoa ở đường Gia Long (sau đó chuyển thành NXB Tinh Hoa ở số 121 Trần Hưng Đạo, Huế). Ông Duyệt rất thích ca khúc này nên đã ký hợp đồng xuất bản, tiền tác quyền là… 800 đồng. Phan Huỳnh Điểu hết hồn, vì số tiền quá lớn. Sau này, ông vẫn kể: “Đấy là số tiền tác quyền kỷ lục mà tôi được trả cho một ca khúc”. Với số tiền ấy, ông hoan hỉ mua được cây đàn guitar “đã qua sử dụng” của… vua Bảo Đại từ một người quen (ông này được một chính khách ngoại quốc nhượng lại) hết 80 đồng. Còn lại 720 đồng đủ cho ông “ăn cơm bụi” suốt 5 năm!
Nhưng nói vậy thôi, chứ ông đâu thể “ăn cơm bụi” suốt 5 năm vào cái thời chiến tranh loạn lạc ấy. Ông dành 700 đồng về trao cho mẹ và nói rõ: “Đây là tiền ông Tăng Duyệt ngoài Huế mua bài hát Đoàn Vệ quốc quân của con”. Mẹ ông cũng bất ngờ, cứ hỏi đi hỏi lại: “Có đúng như vậy không? Hay là con phỉnh má?”… Đến 30 năm sau (1975), đất nước thống nhất, sau một giai đoạn dài lửa khói đạn bom, ông mới có dịp gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ hỏi: “Biết là con đi theo cách mạng, nhưng con làm nghề gì?”. “Thì con vẫn làm… bài hát mà má!”. Số tiền nhuận bút của ông Tăng Duyệt ngày nào làm ấm lại buổi hàn huyên… Ngày mẹ ông mất (năm 1982, thọ 95 tuổi), ông rất xúc động, bảo rằng: “Tôi rất biết ơn giọng hát ru con ngọt ngào của mẹ (nhà ông có đến 11 anh em). Giọng hát ru ấy đã thấm đẫm vào tâm hồn non nớt của thằng bé mới 6 - 7 tuổi là tôi. Mẹ tôi xứng đáng là nghệ sĩ nhân dân vô danh”.
Hà Đình Nguyên
----------------------------------------------------------------------------------

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời

(TNO) Sau hơn 2 ngày nhập viện vì sốt xuất huyết, sáng sớm nay 29.6, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu bị hôn mê sâu và ra đi lúc 10 giờ 15 phút.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 1Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Ảnh: T.L.

Theo thông tin từ những người thân của nhạc sĩ thì ông bị sốt xuất huyết nhưng vẫn còn khỏe và tỉnh táo trước khi nhập viện vào sáng 26.6 tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM. Ngay khi bác sĩ đến nhà khám và thông báo ông bị thiếu máu và yêu cầu nhập viện gia đình đã đưa vào bệnh viện.

Trong ngày 25.6, khi gia đình các thành viên Tiếng hát mãi xanh (nơi ông đang làm giám khảo) tới nhà thăm, ông vẫn còn tỉnh táo và cười đùa cùng mọi người. Ông bảo cho ông nghỉ một đêm chung kết rồi sẽ có mặt trong đêm chung kết xếp hạng.

Tuy nhiên, sau hơn 2 ngày nhập viện, sáng sớm nay, các bác sĩ thông báo cho gia đình biết ông bị hôn mê sâu và ra đi lúc 10 giờ 15 phút.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 2Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu 90 - Cuộc đời vẫn đẹp sao - Ảnh: T.L

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11.11.1924 tại Đà Nẵng, nguyên quán gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Ông có hàng trăm ca khúc được yêu mến.

Vào tháng 11.2014, ông đã tổ chức đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu 90 - Cuộc đời vẫn đẹp sao để mừng thọ 90 tuổi. Trong đêm nhạc này, ông đã chia sẻ: "Tôi đã sống 90 năm cuộc đời, 70 năm gắn bó với nghề sáng tác âm nhạc, đã góp cho đời dăm bài hát nghe cũng được, từ những bài hát “điếc không sợ súng”, đến những bài tình ca êm ái... Nhưng tôi còn một món nợ đối với quê hương mình, đó là chưa sáng tác được bài nào hay cho quê hương của mình. Tôi mong thế hệ nhạc sĩ trẻ sau này sẽ giúp tôi trả món nợ ân tình ấy".
Những ngày qua, khi vòng chung kết chương trình Tiếng hát mãi xanh diễn ra, dù tuổi cao sức yếu nhưng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn miệt mài trên "ghế nóng". Đại diện truyền thông chương trình cho biết sau khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đảm nhận vai trò giám khảo ở hai đêm chung kết đầu, BTC nhận được thông tin ông bị sốt xuất huyết nên phải vắng mặt trong đêm chung kết thứ 3. Không ngờ rằng vị nhạc sĩ đáng kính lại ra đi quá nhanh...
BTC cho biết trong đêm chung kết sắp tới sẽ không mời ai thay thế vị trí của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mà sẽ để khuyết một giám khảo.
Hiện linh cữu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đang được quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Q.Gò Vấp, TP.HCM) và ngày mai sẽ di quan tới Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM). Lễ viếng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu bắt đầu từ 13 giờ 30 ngày 30.6. Lễ động quan lúc 5 giờ 30 ngày 3.7, sau đó linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Q.9, TP.HCM.
Dưới đây là những hình ảnh nhạc sĩ cùng gia đình Tiếng hát mãi xanh 2015 một ngày trước khi nhập viện.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 3
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 4
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 5
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời - ảnh 6Trước khi nhập viện một ngày, khi mọi người tới nhà thăm, ông vẫn còn tỉnh táo và cười đùa cùng mọi người. Ông bảo cho ông nghỉ một đêm chung kết rồi sẽ có mặt trong đêm chung kết xếp hạng
  Tiếng hát mãi xanh 2015, nhưng ông đã mãi mãi ra đi...

Dạ Ly - Thiên Hương

TNO
Bài viết cùng mục
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?  [29.07.2015]
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS  [29.07.2015]
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành [21.07.2015]
Xem tất cả
DỊCH SANG CÁC NGÔN NGỮ KHÁC
                             
Liên kết facebook Diện Chẩn
facebook
BÀI MỚI NHẤT
 Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn
 Lưu ý khi dùng Đông dược
 Tuyệt chiêu ngừa lão hóa xương
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA, Hà Nội, viết về Diện Chẩn (tiếp theo) - Kỳ 33
 THÔNG BÁO: Khai giảng lớp Diện Chẩn lý thuyết&thực hành tháng 8/2015
 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA/MÀN ẢNH SÂN KHẤU viết về Diện Chẩn (Tiếp theo): Kỳ 32
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành
PHÓNG SỰ ẢNH
Xem tất cả ảnh  
GALLERY BÙI QUỐC CHÂU
Xem tất cả ảnh  
VIDEO HƯỚNG DẪN DIỆN CHẨN
XEM VIDEO  | Xem video clip  
TÌM KIẾM
ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, các bài viết đăng trên web này có giúp ích cho quá trình trị bệnh của mọi người không?
 Rất hữu ích
 Khá hữu ích
 Bình thường
 Ý kiến khác
Góp ý hoàn thiện website
Hãy gửi cho chúng tôi các ý kiến góp ý của bạn về website www.dienchan.com
Trang chủ | Dụng cụ - Sách | Liên hệ
Copyright © 2006 www.tuchuabenh.com