Nhiều người tưởng rằngbí quyết của sức khỏelà cái gì bí mật, cao xa và phức tạplắm. Thật ra không phải như thế, nó rất gần gũi chúng ta, nhưng vì con người nói chung ít chú ý đến những gì ở bên mình mà hay để ý, quan tâm đến những gì cao xa....
Từ lúc còn thanh niên tôi đã để ý đến các cụ già sống lâu ở làng tôi để tìm hiểu xem các cụ đó bí quyết gì mà được trường thọ(đa số sống trên 80 tuổi, có người lại thọgần 100 tuổi). Sau này lại có điều kiện chữa bệnhcho nhiều người thì lại càng thấy rõcác yếu tố gây ra bệnh tậtcũng nhưcác nguyên nhân đem lại sức khoẻ cho con người.Thì ra nó rất đơn giản và gần gũi với chúng ta nhưng ít ai chú ývà áp dụng triệt để. Đó là: Sự điều độ- Sạch sẽ- Vui vẻ- Vận động- Tự tin- Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Thanh tâm- Quả dục- Tiết thực- Gần gũi Thiên nhiên…
Viết đến đây tôi chợt nhớ lạihình như trong sách Quốc văngiáo khoa thư cũng có nói bathầy thuốc giỏi là: Thầy Điều độ- Thầy Sạch sẽ- Thầy Vui vẻ. Thật ra cũng ít ai biết rằng Điều độ(có chừng mực) là một trong bí quyết của sức khoẻ và sống lâu. Hầu hết những người sống lâu đều là những người có tính điều độ tức là không làm gì quá độ. Cụ Giản Chi (Giáo sư Triết học, tác giả của nhiều bộ sách có giá trị về triết học Đông phương) năm nay 93 tuổi, là một người sống rất điều độ. Mọi sinh hoạt của cụ như ăn, ngủ, làm việc đều có chừng mực. Nếu ta để ý thì thấy người nào làm việc, vận động, ăn uống, ngủ nghỉ không chừng mực thì rất hay bệnh hoạn và ít khi sống lâu. Cho nên những người tập thể dục đều đặn thường sống lâu hơn các vận động viên thể thao. Vì những người sau thường hay có những cố gắng quá độ mà những cố gắng quá sức thường đưa đến những hậu quả tai hại về sau mà ít ai biết. Trong vấn đề ẩm thực, tiết thực và ăn uống đạm bạc cũng là một khía cạnh của Điều độ. Nhiều người nghĩ rằngmuốn sống lâu phải ăn nhiều đồbổ, uống nhiều thuốc bổ. Thật ra an nhiều đồ bổ, nhất là lúc tuổi già, thì lại càng dễ mắc bệnh, mau chết (trừ tuổi thiếu niên và thanh niên cần ăn đồ bổ để mau lớn và khoẻ mạnh, nhưng cũng ăn vừa phải thôi, không nên thái quá). Vì đa số đồ bổ làđồ khó tiêu, hay làm tăng huyết áp, làm mệt tim, mệt gan, ruột, dạ dày...Trái lại Tiết thực giảm ănvà ăn uống đạm bạc rất ít bệnh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu các cụ sống lâu sẽ thấy rõ điều này.
Về đức tính Sạch sẽ, vui vẻ thì có lẽ khỏi cần phải nói nhiều, Vì ai cũng biết rõ điều này. Dân gian có câu:Cười là liều thuốc bổ(ở bên Tây hiện nay nhiều nơi đã dùng “liệu pháp cười” để chữa một số bệnh) và Sạch sẽ là phương thức phòng bệnh đơn giản nhất.
Còn vận động thì quá rõ. Tôi không nhớ rõ sách nào kể lạirằng: Có người hỏi Ông Hoa Đàbí quyết của sức khoẻ là gì ? Ông trả lời: “Nước chảy hoài thì không hôi thối, ổ khoá sử dụng hoài thì không rỉ sét” Sự thật quả là đơn giản nhưng rất tiếc ít ai làm theo. Gia đình Cốc Đại Phong ở Trung Quốc nổi danh sống lâu cũng nhờ siêng năng tích cực xoa bóp cơ thể hàng ngày. Xoa bóp làmột hình thức vận động. Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh mãn tính như Huyết áp, tim mạch, dạ dày, đau lưng..Sau khi đã đi chữa bệnh nhiều nơi không khỏi, rút cục đã khỏi bệnh chỉ nhờ thường xuyên đi bơi lội hoặc đánh bóng bàn , quần vợt, cầu lông hay đi bộ. Tất nhiên là mỗi môn thể dục, thể thao đều cóích lợi đặc biệt cho một số bệnh nào đó như: Đi bộ có khả năng điều trịtốt một số bệnh tim, bơi lội trị được bệnh chóng mặt, huyết áp, nhức đầu...Chính vì biết ích lợi lớn lao của sự vận động cơ thể cho nên thời nàovà ở đâu các thầy thuốc giỏi vẫnkhuyên bệnh nhânnên siêng năng tập thể dục.
Các yếu tố vừa trình bày có lẽ được nhiều người chấp nhận một cách dễdàng. Nhưng các yếu tố còn lạithuộc về tinh thần như: Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Tự tin- thành tâm-(giữlòng cho trong sạch, thanh thản), Quả dục (hạn chế lòng dục) Sốnggần gũi với Thiên nhiên thì có liên quan gì đến sức khoẻ và trường thọ mà đề cập? Thật ra nó có liên quan nhiều lắm chứ. Không độ lượng thì tự mình làm khổ mình vì tính hẹp hòi (đồng thời cũng làm khổ người khác) không ôn hoà thì tổn khí, kém nhân hậuvà ích kỷ thì ít được người giúp đỡ mình khi bệnh hoạn hoặc bị tai ương, không tự tin (tinh thần yếu đuối) thì hay bị bệnh, tâm trí không trong sạch, thanh thản thì dễ suy nhược thần kinh, nhức đầu, rối óc, dục vọng nhiều thì tổn thọ (người xưa có nói tham thực cực thân). Câu này xét theo nghĩa đen, nghĩa bóng đều đúng cả. Còn những người sống xa Thiên nhiên, suốt ngày ở trong nhà cũng khó mà khoẻ được.
Các điều vừa trình bày xem ra thật dễ nhưng cũng thật khó phải không các bạn? Vì từ chỗ nhận thức ra vấn đề đến chỗ thi hành thường có một khoảng cách khá xa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể làm được. Nếu mình biết coi trọng sức khoẻ của mìnhvà có quyết tâm muốn được khoẻ mạnh, sống lâu. Nếu các bạn đồng ý với tôi những điều trên đây thì rất mong các bạn tập được những đức tánh vừa nêu để có một sức khoẻ tuyệt vờivà sống lâu./.