GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU
CÁC MỤC CHÍNH
  Gallery Bùi Quốc Châu
BÀI VIẾT VỀ VIỆT Y ĐẠO
Xem tất cả  
LIÊN KẾT WEBSITE

· www.dienchan.com
·

www.dienchanparis.com   

 · www.dienchanhanoi.blogspot.com
· www.dienchancaobang.blogspot.com
 · www.vietnam-daisuki.com
 · www.ykhoanet.com
· www.yhoccotruyen.net
·

www.youtube.com

·

www.vanhoavietnam.vn

· www.amthuc.net.vn
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP
   Số người online 21
   Hôm nay 504
   Hôm qua 278
   Trong tuần 1370
   Trong tháng 14305
 Tổng số 3515122
TRUY CẬP THEO QUỐC GIA
Xem chi tiết bài viết
Mấy nhận xét về hiện trạng văn hóa
Mâm quả cúng ngày Tết
Nói đến thực trạng văn hóa ở Việt Nam hiện nay, đã có những ý kiến muốn hình dung một trạng thái khủng hoảng.Tôi muốn hình dung hiện trạng văn hóa ở Việt Nam như một trạng thái chuyển tiếp, giao thời.

Xác định này dường như thích hợp cả cho một bao quát tương đối ngắn hạn (vài ba chục năm trở lại đây), lẫn cho một bao quát tương đối dài hạn hơn (từ cuối thế kỷ trước đến hiện nay).

 Việc chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa, diễn ra những năm trở lại đây, đã khiến cho mấy năm qua và những năm sắp tới trở thành thời chuyển tiếp, thời của xã hội hậu bao cấp, trong đó những thiết chế kiểu bao cấp cũ chưa bị thay thế hết, thậm chí còn có cơ đòi phục hồi nguyên trạng (lấy cớ ở những hệ quả được gọi là "xuống cấp", "hỗn loạn" chỉ vừa gặp phải trong bước chuyển đổi), trong khi đó, những thiết chế mới gần như chỉ mới là những nhân tố, những tiền đề, còn đang trên đường hình thành.

 Sự kiện chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa nói trên đồng thời còn đánh thức dậy một sự chuyển tiếp đã khởi lên từ đầu thế kỷ này (thậm chí từ những năm cuối thế kỷ trước) mà nội dung là chuyển từ một nền văn hóa dân tộc kiểu Đông Á trung đại (vốn là hỗn dung giữa những chất liệu và kiểu thức của hai mô hình: văn hóa Trung Hoa cổ-trung đại và văn hóa bản địa) sang một văn hóa khác, ở đấy vẫn bảo tồn ở mức nhất định các thành tố văn hóa đã có (bản địa + tiếp nhận Trung Hoa) đồng thời có sự tiếp nhận cả chất liệu lẫn kiểu thức của mô hình văn hóa phương Tây (Tây Âu); nguồn tiếp nhận mới mẻ này có một tác dụng khách quan là làm biến đổi văn hóa truyền thống, khiến cho nền văn hóa ấy, vốn đóng kín trong một khu vực giao tiếp quốc tế hẹp, phải chuyển động theo hướng của quá trình hội nhập vào văn hóa chung của nhân loại.

 Hàm nghĩa giao thời, chuyển tiếp, xét ở "thời gian nhỏ" và "thời gian lớn" chồng lên nhau ở thời điểm này, khiến cho việc nhận dạng và nhận định các quá trình trong văn hóa hiện nay là không dễ dàng.

 Dưới đây, với tính cách tham luận, chỉ xin đề cập 2 lãnh vực:

1/ Văn hoá đạo đức

Có một luồng dư luận đang thịnh hành, nói đến một hiện trạng gọi là "xuống cấp" về đạo đức xã hội. Tôi nghĩ là chỉ nên nói đến sự xuống cấp của nhà cửa, đường sá, cầu cống, trang thiết bị… tóm lại là thế giới đồ vật trong quan hệ với sự đánh giá của con người về chất lượng sử dụng của chúng. Còn đối với những phẩm chất của hoạt động tinh thần như văn hóa, giáo dục, đạo đức… thì trạng thái sút giảm phẩm chất phải được gọi là sự suy thoái.

 Có hiện trạng suy thoái đạo đức hay không? Nếu để ý, ta có thể thấy xưa nay hiếm lúc nào, chỗ nào mà những người có yêu cầu cao về đạo đức sống trong thời đó, nước đó lại không "kêu ca" về sự suy thoái đạo đức, − lời kêu ca có ý nghĩa như một sự đòi hỏi cao đối với đương thời. Hiện tại ở ta, nếu có bộc lộ hàng loạt hiện tượng khiến người ta xem như suy thoái đạo đức, thì điều này cũng gắn với trạng thái giao thời. Tính giao thời khiến cho những ứng xử thích nghi, những sự chuyển định hướng giá tri ở con người, − bị nhoè lẫn với sự suy thoái. Ấy là chưa nói tính giao thời khiến cho chính cái nhìn của mỗi chúng ta về hiện trạng cũng kém tinh khiết.

 Gắn với "thời gian nhỏ" của chuyển tiếp, chúng ta buộc phải quay lại phân tích trạng thái đạo đức thời bao cấp, dù chỉ đôi nét cần thiết. Thời của xu thế nhà nước hóa cũng là thời của xã hội viên chức hóa, xã hội đơn cực tập trung. Xã hội thời bao cấp ít nhiều không thừa nhận tư hữu − điều đó cũng có nghĩa là gián tiếp không thừa nhận các giá trị cá nhân trên. Giá trị cá nhân, nhân cách vốn có thể xem như một sở hữu tinh thần; chỉ khi được xã hội thừa nhận, người ta mới cần và nỗ lực giữ gìn, bồi đắp nó. Tình thế không được thừa nhận nói trên tạo khả năng tự tha hóa của giá trị cá nhân. Những khuôn mẫu đẹp về đạo đức, đối với số người này là những chuẩn mà họ hướng tới một cách chân thành và có ảo tưởng là sẽ thực hiện được; đối với số người khác, đó lại chỉ là một số quy phạm mà nếu lợi dụng được thì sẽ có lợi. Những năm cuối thời bao cấp cũng là những năm mất uy tín và phá sản của hàng loạt khuôn mẫu đạo đức được xây dựng nên bằng lý thuyết và được truyền bá liên tục suốt thời gian trước; sự phá sản này làm nảy sinh trạng thái hư vô về đạo đức; tiếp theo trạng thái hư vô là sự nảy sinh thói thực dụng. Đến thời hậu bao cấp này, thói thực dụng vừa trở nên phổ biến, vừa trở nên phức tạp hơn. Nó không chỉ còn là, chủ yếu không còn là phản ứng lại sự tuyên truyền các quy phạm đạo đức trước kia. Tính thực dụng giờ đây dường như có khía cạnh tích cực trong quan hệ với sự khẳng định cá nhân: cùng với mục đích tự tích luỹ về vật chất dường như cá nhân có cả mục đích tích luỹ về tinh thần ở mức nhất định (uy tín, danh tiếng, mức thành đạt…).

 Gắn với "thời gian lớn" của sự chuyển tiếp nói trên, tôi cho rằng hiện vẫn còn tồn tại ở một loạt vấn đề về văn hóa đạo đức mà cư dân ở ta phải tự giải quyết trên đường hội nhập với cộng đồng nhân loại.

 Xin nêu một ví dụ. Ở kiểu truyện "Tấm Cám" − một truyện cổ tích rất phổ biến trong nhiều dân tộc, một nhà nghiên cứu cho tôi biết: chỉ có truyện của người Việt và truyện của người Khơmer (Campuchia) là có tình tiết "làm mắm" ở đoạn cuối, cái tình tiết mà − đây là lời bình luận của một nhà nghiên cứu khác − có thể gọi là "bài ca về sự trả thù". Vậy là trong cái ước mơ về lẽ công bằng "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" của cư dân Việt cũng chứa đựng những nét không thể coi là chung với quan niệm về nhân đạo, văn minh. Mới đây thôi, cả một ban giám khảo toàn là nhà văn, còn đồng tình tán thưởng và cho giải cao một truyện trong đó biện luận tội sát nhân là "lương thiện"! Các nhà làm phim hoạt hình của ta, cho đến nay, vẫn dường như chỉ thạo làm những cuốn phim trong đó một vài con vật nhỏ yếu tìm cách giết chết một con vật mạnh hơn. Khi con sói giãy chết dưới vực sâu thì mấy con thỏ ca múa ăn mừng. Những thao tác của việc trả thù này chẳng khác gì quá trình của một tội ác, ngoại trừ yếu tố chính: sự đồng tình và khẳng định của các tác giả đối với việc thực hiện tội ác.

 Chúng ta cũng biết, tư tưởng nhân nghĩa truyền thống, đến cuối thế kỷ XIX, cũng đã bộc lộ phần bất cập, khi nó được dùng để biện hộ cho cả tâm lý vị chủng, bài ngoại lẫn những hành động "sát đạo" ngay trong nội bộ dân tộc. Và những nét tâm lý ấy vẫn còn lại dai dẳng đến ngày nay.

 Tôi không nghĩ rằng giá trị văn hóa truyền thống của ta tựu trung chủ yếu chỉ gồm trong chủ nghĩa yêu nước (vì quan niệm như thế là thu hẹp giá trị của di sản), nhưng chính chủ nghĩa yêu nước − như là biểu hiện tập trung, cực đoan (cực đoan khi cần phải cực đoan, tức là khi phải tự vệ chống xâm lược) của tình cảm dân tộc − vào thời kỳ chuyển biến để hội nhập với nhân loại, cũng cần được tự điều chỉnh. Có lẽ người Việt còn tương đối ít kinh nghiệm sống quần cư với người khác chủng tộc, trong cùng một xóm một phố chẳng hạn. Tình cảm dân tộc cũng còn phải được tự điều chính trong tâm lý cư dân. Để giúp vào sự tự điều chỉnh này, cần phải có một sự tự phê phán dân tộc về trình độ văn hóa đạo đức.

  2/ Văn hóa nghệ thuật

Ở phần này tôi chủ yếu dựa trên những quan sát về văn học − bộ phận này ở ta vốn có nhiều ảnh hưởng hơn cả đến dư luận xã hội và đến các loại hình văn hóa nghệ thuật khác.

Văn học hiện nay đang chịu đựng cùng một lúc trạng thái giao thời của cả "thời gian nhỏ "lẫn "thời gian lớn".

Với tính chuyển tiếp trong “thời gian nhỏ”, ta chứng kiến sự chuyển tiếp của văn học thời bao cấp sang văn học hậu bao cấp. Khỏi phải nhắc lại ở đây quá trình văn học từ đầu những năm 1980 đến nay. Nếu lấy nội dung đề tài, chủ đề văn học làm một căn cứ quan sát, thì đến từ cuối những năm 1980, dường như không còn thấy gì giống với diện mạo văn học của những năm 1970 nữa. Nhưng khác biệt của văn học thời hậu bao cấp này so với văn học thời bao cấp thật ra cũng thường mới chỉ là về nội dung xã hội được nói tới trong tác phẩm, ở thái độ xã hội của tác giả thể hiện trong tác phẩm, − những nhân tố này thật ra vẫn là bề ngoài, chưa tạo nên biến đổi thật sự. Cùng nói đến một thực tế đời sống, hồi trước người ta mô tả mặt phải, theo cách nhìn cần phải có của lập trường chính thống, giờ đây người ta mô tả mặt trái, với một tâm lý phản ứng ít nhiều mang tính thời thượng, có khi hời hợt, có khi sâu sắc, có khi trầm tĩnh, tỉnh táo, có khi hàm hồ, a dua. Nếu ở giới nhà văn có những sự phân hóa phân ly thì điều đó thường chỉ bộc lộ trên các lời bàn luận, thể hiện thái độ trên báo chí, dư luận. Còn lại, trong sáng tác, dường như cả người bị gọi là "bảo thủ" lẫn người bị gọi là "cấp tiến" đều xử lý gần như nhau cái nội dung xã hội mà họ mô tả. Hầu như không tìm thấy một cây bút nào hôm nay dám viết "tô hồng" như người ta đã viết hồi những năm 1960, trong khi mức "bôi đen" của thời ấy, thì ngay ngòi bút của những nhà văn bị coi là "bảo thủ" bây giờ cũng đã vượt xa.

Khu vực những tác phẩm trội lên, nhất là trong văn xuôi, khiến một số không ít nhà văn và nhà phê bình cảm thấy văn học hiện nay như là văn học phê phán đời sống hiện thực. Nhưng dẫu nói thế có đúng đến đâu cũng không thấy liệu đã có bước tiến nào của văn hóa nghệ thuật trong văn học hay không.

 Điều này gắn với tính chuyển tiếp của văn hóa hiện nay xét trong "thời gian lớn", khiến ta phải đặt nó trong cả một thế kỷ, mà nét nổi bật là sự hình thành một nền văn học kiểu mới, do kết quả xúc tiếp với văn hóa và văn học phương Tây. Nền văn học mới ấy có thể gọi là văn học quốc ngữ, vốn chưa có trong nửa đầu thế kỷ XIX về trước, vốn là thời của văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Với văn học quốc ngữ, nền văn học tiếng Việt của người Việt đã trải qua những cuộc canh tân văn học hồi những năm 1930 để có một cơ cấu thể loại mới. Sau 1945, trong thời của chính thể cộng hòa (trước đó là chính thể quân chủ + thuộc địa, bảo hộ hoặc trực trị), ta chứng kiến những sự kiện của việc cách mạng hóa nội dung văn học chứ không phải cách mạng văn học. Những thành quả lớn nhất của các cuộc cải cách văn học từ những năm 1930-40 như một kiểu văn xuôi tiểu thuyết mới, một dạng thức thơ mới, một nền kịch nói mới, − sau 1945 vẫn tiếp tục là những khuôn khổ để người sáng tác rót vào đấy một nội dung khác, thể hiện một thái độ xã hội khác. Để cho công bằng thì phải nói những cái khuôn đó có được cải tiến từng phần, song tựu trung không biến đổi về thực chất.

 Ta hiểu rằng chỉ những sự đổi mới trong các nhân tố thuần nghệ thuật, thuần văn học mới tạo nên những đổi mới văn nghệ thật sự. Một vài tìm tòi thể nghiệm về những mặt này xuất hiện lẻ tẻ gần đây thường phải hứng chịu những sự bài xích gay gắt ngay trong giới; điều này chứng tỏ văn học hiện nay chưa ở trạng thái sẵn sàng cho một cuộc canh tân mới nào cả.

 Nền văn học quốc ngữ đầu thế kỷ XX là nền văn học chứng kiến sự chuyên nghiệp hóa của nghề văn, sự ra đời của những người sống bằng "thơ ca bán phố phường" (chữ của Tản Đà). Văn học từ 1945 dưới chính thể của ta, chỉ có những cán bộ viết văn; tính chuyên nghiệp hóa không còn. Hiện nay, vấn đề có cần chuyên nghiệp hóa nghề văn hay không, và nếu cần thì phải tạo ra những tiền đề thế nào − quả là đang đặt ra.

 Trong sự so sánh với thời văn học chữ Hán chữ Nôm, thì thời của nền văn học chữ quốc ngữ có một thiếu hụt lớn: hầu như không có bộ phận văn học bác học, chỉ có một bộ phận phổ cập, đại chúng. Nếu hiểu được rằng bộ phận văn học bác học, tinh hoa − chính là bộ phận quyết định chiều cao, chiều sâu về văn hóa của một nền văn học, ta mới thấy đây là một thiếu hụt lớn như thế nào. Sự thiếu hụt này cố nhiên có những căn do lịch sử mà ở đây không tiện đề cập, sợ dài dòng. Chỉ xin nhận xét rằng chính sự thiếu hụt này cho thấy cái trách nhiệm, cái lỗi khá lớn của trí thức nước ta đối với đời sống phần hồn của dân tộc. Đằng sau cái lỗi lớn này cố nhiên là những duyên cớ lịch sử, ở suốt thế kỷ XX cho đến tận hôm nay.

 Lại Nguyên Ân 

● Tham luận Hội thảo khoa học “Sự thảo đề cương

văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”, thuộc đề tài KX-06-17(Trích)

 
Nguồn: Internet
Bài viết cùng mục
 Nhớ về đoàn hát Kim Chung Huỳnh Thái [19.07.2015]
 GS Trần Văn Khê nói về Hát ru với thai giáo [29.06.2015]
Xem tất cả
DỊCH SANG CÁC NGÔN NGỮ KHÁC
                             
Liên kết facebook Diện Chẩn
facebook
BÀI MỚI NHẤT
 Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn
 Lưu ý khi dùng Đông dược
 Tuyệt chiêu ngừa lão hóa xương
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA, Hà Nội, viết về Diện Chẩn (tiếp theo) - Kỳ 33
 THÔNG BÁO: Khai giảng lớp Diện Chẩn lý thuyết&thực hành tháng 8/2015
 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA/MÀN ẢNH SÂN KHẤU viết về Diện Chẩn (Tiếp theo): Kỳ 32
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành
PHÓNG SỰ ẢNH
Xem tất cả ảnh  
GALLERY BÙI QUỐC CHÂU
Xem tất cả ảnh  
VIDEO HƯỚNG DẪN DIỆN CHẨN
XEM VIDEO  | Xem video clip  
TÌM KIẾM
ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, các bài viết đăng trên web này có giúp ích cho quá trình trị bệnh của mọi người không?
 Rất hữu ích
 Khá hữu ích
 Bình thường
 Ý kiến khác
Góp ý hoàn thiện website
Hãy gửi cho chúng tôi các ý kiến góp ý của bạn về website www.dienchan.com
Trang chủ | Dụng cụ - Sách | Liên hệ
Copyright © 2006 www.tuchuabenh.com