GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU
CÁC MỤC CHÍNH
  Gallery Bùi Quốc Châu
BÀI VIẾT VỀ VIỆT Y ĐẠO
Xem tất cả  
LIÊN KẾT WEBSITE

· www.dienchan.com
·

www.dienchanparis.com   

 · www.dienchanhanoi.blogspot.com
· www.dienchancaobang.blogspot.com
 · www.vietnam-daisuki.com
 · www.ykhoanet.com
· www.yhoccotruyen.net
·

www.youtube.com

·

www.vanhoavietnam.vn

· www.amthuc.net.vn
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP
   Số người online 22
   Hôm nay 88
   Hôm qua 278
   Trong tuần 954
   Trong tháng 13889
 Tổng số 3514706
TRUY CẬP THEO QUỐC GIA
Xem chi tiết bài viết
Lưu ý khi dùng Đông dược

SKĐS - Ngoài xác định phương thuốc thích hợp, để có vị thuốc tốt và cách bào chế, sắc thuốc cũng rất quan trọng.

Sau khi người bệnh đã được chẩn đoán đúng bệnh và xác định đúng phương thuốc thích hợp, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, còn phải giải quyết nhiều vấn đề tiếp theo: làm thế nào để có các vị thuốc tốt, đúng phẩm chất, không mua phải hàng “rởm”? Mua được đúng thuốc rồi thì chế biến và sử dụng như thế nào cho hợp lý? Uống thuốc vào có xảy ra sự cố gì không? Nếu có thì cách xử trí ra sao?

Các dạng bào chế thuốc Đông y:


Sao vàng: đốt nồi cho hơi nóng rồi đổ thuốc vào, sao đến khi bên ngoài miếng thuốc có màu vàng, trong ruột vẫn như cũ mà có mùi thơm là được.

Sao đen: đốt nồi thật nóng rồi để lửa to, sao đến khi mặt ngoài cháy đen, có khói bốc lên, bên trong ruột màu vàng nâu là được.

Đốt tồn tính: đốt tồn tính là đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70% rồi thôi. Có thể đốt trực tiếp hay đặt lên nồi đã nóng rực (miếng ngói, miếng kim loại cũng được) trở cho thuốc cháy sém, thấy khói thuốc, lửa bắt đầu bén tàn thì lấy ra, để nguội.

Sao có tẩm chất khác: mục đích nhằm cải thiện tính chất của thuốc theo hướng có lợi cho sức khỏe, tăng tác dụng chữa bệnh hoặc bổ dưỡng của một số vị thuốc. Dược liệu thường tẩm là rượu, mật, giấm, nước muối, hoặc nước tiểu trẻ nhỏ, nước gừng...

Sao rượu: thuốc thái mỏng độ 2-3mm (cứng quá thì nhúng nước rồi vớt ra, bọc vào khăn ướt ủ vài giờ, lấy ra sẽ mềm, không nên ngâm), nếu là thuốc ẩm ướt thì phải sấy đến gần khô, lấy rượu tốt rưới đều, trộn kỹ, để một giờ rồi đem sao nhỏ lửa đến khi thuốc có màu vàng, mùi rượu bốc lên là được.

Sao mật: dùng mật mía thì tốt, pha với nước theo tỷ lệ 1/1, tẩm đều khoảng 4 giờ sau sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng hơi sém cạnh là được. Nếu không có mật mía thì dùng mật ong nguyên chất, đề phòng mật ong rởm, để chắc chắn hơn, thì khuấy đường đỏ với nước sôi, vắt vào mươi giọt chanh, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, để nguội dùng thay mật mía cũng được.

Sao giấm: kỹ thuật và cách thức sao tương tự như sao rượu, có khác là phải thử giấm. Giấm sao thuốc nên dùng giấm thanh được nuôi từ chuối, bún... có mùi chua, thơm và hơi ngọt. Giấm chua quá thì phải thêm nước cho vừa.

Sao muối: nước muối pha loãng tỷ lệ 1/5, lọc sạch cặn tưới lên thuốc trộn đều, để 1 - 2 giờ, sao đến khi có màu vàng sậm là được.

Sao đồng tiện: lấy nước tiểu bé trai 6-8 tuổi, chọn những bé khỏe mạnh, không có bệnh, bỏ những giọt đầu và cuối, dùng ngay. Cứ 100g phần dược liệu thì cần 5 phần nước tiểu, trộn đều để qua một đêm, hôm sau phơi khô rồi sao qua cho vừa khô là được.

Sao gừng: Gừng tươi giã nát (cứ 100g thuốc dùng 1 miếng gừng bằng đốt ngón tay cái là vừa) với một cốc nước lạnh, vắt kỹ lấy nước gừng, trộn đều, để 1-2 giờ, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm là được.

Trích: dược liệu được xắt thành từng lát to, tẩm mật để khô rồi nướng khi ngửi mùi thơm là được, sau đó tước nhỏ ra, cho vào sắc với thuốc.

Phi: cách này chỉ áp dụng với những vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật, chủ yếu là phèn chua (bạch phàn). Đốt chảo thật nóng, đập nhỏ phèn, rửa sạch cát bụi, rải lên mặt chảo, đun đến khi phèn chảy hết ra kết thành tảng như đường phổi là được. Phi được rồi thì lấy ra giã mịn, cất kỹ khỏi chảy nước.

Giai đoạn sắc và uống thuốc:

Công hiệu của phương thuốc còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật sắc, nấu và sử dụng hợp lý.

Sắc thuốc: công việc này bao gồm chọn nồi, chọn củi và duy trì chế độ nhiệt.

Nồi sắc thuốc: theo kinh nghiệm cổ truyền các cụ ta hay dùng nồi đất. Nồi đất có nhiều ưu điểm nhưng dễ vỡ, dễ trào. Trong thời đại công nghiệp hiện nay tốt nhất là dùng nồi nhôm hay nồi tráng men.

Lửa sắc thuốc: lửa sắc thuốc không nên mạnh quá làm thuốc dễ khô cạn hay bốc hơi mất tinh dầu. Nên đun từ từ, sôi rồi thì giảm lửa dần cho sôi âm ỉ, độ nửa giờ thì rót thử.

Củi sắc thuốc cũng phải lấy từ các loại cây không có độc để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Uống thuốc: thông thường mỗi thang thuốc nên uống vào 3 buổi trong ngày. Thời gian uống thuốc tốt nhất là vào lúc nửa đói nửa no (giữa buổi sáng và buổi chiều) và tối trước khi đi ngủ. Trước và sau khi uống thuốc nửa giờ không nên ăn uống gì. Những món ăn cần kiêng ngoài các món cụ thể đối với từng bệnh, nên kiêng chất chua, đậu xanh, giá.

Các sự cố xảy ra khi uống thuốc và cách xử trí:

Trong một số trường hợp sau khi uống thuốc xong có một vài sự cố xảy ra khiến bệnh nhân hoang mang lo sợ. Các sự cố thường gặp là:

Chuyển thuốc: sau khi uống thuốc một vài giờ, thấy chân tay run rẩy, hoặc toát mồ hôi, hoặc đau mỏi toàn thân... các cụ xưa gọi là “chuyển thuốc”, tức là phản ứng tự nhiên với thuốc của một cơ thể đang có bệnh. Khi thấy những hiện tượng như thế, cần bình tĩnh, nghỉ ngơi vài giờ, nếu không thấy diễn biến gì xấu hơn, chứng tỏ cơ thể đã thích hợp với thuốc vừa uống.

Nôn mửa: do người đang yếu mà thuốc thì quá mạnh hoặc đắng quá nên uống vào hay bị nôn ra, thuốc không nằm lọt trong ruột được. Gặp những trường hợp như vậy chỉ cần nhai một miếng gừng, vài phút sau cho uống thuốc luôn, nếu là trẻ nhỏ hoặc người yếu răng thì giã gừng thật nát, chế vào một muỗng nước, vắt lấy nước cốt cho uống.

Sôi bụng: do không nhận định đúng bệnh trước khi dùng thuốc, uống lầm phải thuốc mát, vài giờ sau thấy bụng sôi lục bục hoặc đau lâm râm, nếu vậy chỉ cần nướng một mẩu gừng cho ăn là khỏi. Với những người hay bị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị lạnh yếu thì dùng thuốc cần thận trọng. Nếu uống nước đầu thấy sôi bụng, thì nước sau cho thêm 3 lát gừng vào mà sắc, sẽ không có chuyện gì hết.

Rối loạn tiêu hóa: cũng tương tự như trường hợp trên, do thuốc mát quá, tỳ vị lạnh yếu không chịu nổi. Sự cố này cũng khắc phục như trên, cho thêm 3-5 lát gừng vào nước sắc. Để cầm tiêu chảy kịp thời, chỉ cần nhai một nắm búp ổi hoặc búp sim, búp chè với vài lát gừng, sẽ vô sự.

BS. Thu Hương

Bài viết cùng mục
 Chữa chứng chuột rút ở chân: Day huyệt theo Đông y [11.07.2015]
 5 thảo dược giúp tăng trí nhớ [30.06.2015]
Xem tất cả
DỊCH SANG CÁC NGÔN NGỮ KHÁC
                             
Liên kết facebook Diện Chẩn
facebook
BÀI MỚI NHẤT
 Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn
 Lưu ý khi dùng Đông dược
 Tuyệt chiêu ngừa lão hóa xương
 Mạng xã hội thúc đẩy hành vi ăn kiêng nguy hiểm?
 Hàn Quốc “hết nguy” vì MERS
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA, Hà Nội, viết về Diện Chẩn (tiếp theo) - Kỳ 33
 THÔNG BÁO: Khai giảng lớp Diện Chẩn lý thuyết&thực hành tháng 8/2015
 19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
 Báo NGƯỜI GIỮ LỬA/MÀN ẢNH SÂN KHẤU viết về Diện Chẩn (Tiếp theo): Kỳ 32
 Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Những câu chuyện về chợ Bến Thành
PHÓNG SỰ ẢNH
Xem tất cả ảnh  
GALLERY BÙI QUỐC CHÂU
Xem tất cả ảnh  
VIDEO HƯỚNG DẪN DIỆN CHẨN
XEM VIDEO  | Xem video clip  
TÌM KIẾM
ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, các bài viết đăng trên web này có giúp ích cho quá trình trị bệnh của mọi người không?
 Rất hữu ích
 Khá hữu ích
 Bình thường
 Ý kiến khác
Góp ý hoàn thiện website
Hãy gửi cho chúng tôi các ý kiến góp ý của bạn về website www.dienchan.com
Trang chủ | Dụng cụ - Sách | Liên hệ
Copyright © 2006 www.tuchuabenh.com