Nguyễn Đăng Xiêng
Kính thưa Thầy Châu
Kính thưa quí vị quan khách
Và các cô chú, anh chị đang quan tâm theo học DC liệu pháp.
Để tìm một đáp số của một bài toán đố, ta có thể vận dụng nhiều phương pháp giải khác nhau, nhưng trong số đó nhất định phải có một phương pháp tối ưu kèm theo một lời giải tối ưu. Trong lĩnh vực phòng chống bệnh tật cũng vậy, tuy hiện nay trên thế giới, nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, đã có nhiều phương pháp và y cụ tối tân nhưng không phải lúc nào cũng gặt hái được hiệu quả như mong muốn: chữa chưa khỏi bệnh này, bệnh khác đã phát sinh vì phản ứng phụ của thuốc. Bệnh chỉ giảm hoặc tạm nghe khỏi trong thời gian ngắn có thuốc, rồi sau đó lại trái phát với mức độ ngày càng nặng hơn vì chưa tiêu trừ được gốc bệnh. Có những trường hợp phẩu thuật một hoặc nhiều lần để cho bệnh nhân ngày càng suy yếu dần rồi ra đi.
Gần hai thập kỹ qua, tôi nhận thấy phương pháp DC do Thầy bùi Quốc Châu chủ tác (rất đơn giản, dễ học, dễ làm, tiện ích trong mọi tình huống những đã tự thể hiện được tính ưu việt của nó không những ở nhiều nơi trong nước mà còn rải rác ở hầu hết các châu lục trên thế giới) là phương pháp phòng chống nhiều loại bệnh biến phức tạp, không cần dùng thuốc, không cần y cụ tối tân hay phẩu thuật cầu kỳ mà hiệu suất cao, tuyệt đối an toàn, không lo có phản ứng phụ, lại có nhiều lợi điểm nhất cho cả bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về thời gian, tiền của, tâm tư tuổi thọ, thẩm mỹ…
Trong y thuật, phương pháp tốt là một yếu tố cần nhưng chưa đủ để quyết định kết quả điều trị. Khi tiếp cận bệnh nhân mà ta không xác định được bệnh tình, gốc, ngọn như thế nào để cắt thuốc, chọn huyệt, phù hợp thì xem như ta có đường hướng chiến lược đúng đắn nhưng không có chiến thuật tinh xảo, đánh không đúng mục tiêu, thậm chí lấy quan ta đánh quân mình, vô tình nối giáo cho gặc, dẫn đến thương vong.
Do đó dù chọn phương pháp chữa bệnh nào, trước hết ta phải có những luận đình càng chuẩn xác càng tốt về gốc và ngọn của con bệnh, kế đến là tình trạng sức khoẻ của bnệh nhân, để làm cơ sở cho việc quyết định nên chọn bài huyệt, bài thuốc nào, nhằm chữa gốc hay ngọn trước hay cả gốc lẫn ngọn song song?
Nhân buổi họp mặt chúc mừng Thầy BQC được nước ngoài phong tặng bằng cấp và danh hiệu GSTSKH danh dự hôm nay, tôi xin mạo muội trao đổi cùng quí đồng nghiệp sự hiểu biết hạn hẹp của một người hành nghề y không chuyên về hai khái niệm gốc và ngọn trong xã hội tự nhiên và trong một số trường hợp bệnh lý thường gặp. Nếu có gì lệch lạc, kính mong Thầy Châu, quý vị quan khách và quí bằng hữu uốn nắn hoặc bỏ qua cho.
Phân biệt Gốc - Ngọn:
Theo tôi, người thầy thuốc giỏi không phải là người thầy thuốc chỉ có nhiều loại thuốc đắc tiền, nhiều bài thuốc hay, phương pháp chữa bệnh tốt, hay dụng cụ chữa bệnh tân kỳ, mà phải là người phân biệt được nguồn gốc gây bệnh (bản chất khởi phát) với những triệu chứng phức tạp của nó, và có khả năng chữa trị đạt hiệu quả nhanh nhất, ít đau đớn hay dễ chịu nhất, ít tốn kém nhất và hầu như không có hiện tượng tái phát.
Trước khi trao đổi với nhau về gốc, ngọn của những triệu chứng bệnh lý, chúng ta nên thống nhất về khái niệm này trong thực tế đời sống tự nhiên, xã hội.
Một số ví dụ về khái niệm gốc, ngọn trong tự nhiên, xã hội:
Lưới điên quốc gia: khi có một điểm bị chạm chập, nếu nhẹ thì toàn bộ lưới điện chỉ bị sụt áp, nếu nặng hơn sẽ đồng thời xảy ra những hiện tượng cháy, nổ khắp nơi. Những nhà chuyên môn phải nhanh chóng tìm ra những điểm chạm chập để phục hồi điện áp, chấm dứt các sự cố, chứ không phải chỉ luây hoây lo chữa cháy, nổ. Trong trường hợp này, điểm chập là điểm phát sinh, là nguồn gốc làm điện áp bị tụt, và những điểm điện trở cao, bị quá tải trên các hệ thống đường dây bị cháy nổ chỉ là hệ quả, là ngọn.