Riêng bệnh SIDA/AIDS/HIV, tôi không đồng quan điểm với những nhà y học hiện nay khi họ cho là do virus tấn công vào hệ miễn nhiễm mà gây ra bệnh.
Những khả năm lây truyền virus SIDA được phổ biến hiện nay (như truyền máu, hút, chích xí ke, mại dâm, lăng nhăng tình dục,) tôi ghi nhận như là những nguyên nhân làm sụt giảm đề kháng trong ngvời, tạo môi trường thức ăn béo bở cho các loài virus. Còn bản thân virus SIDA tôi ch cho là cái ngọn mà ta phát hiện thấy khi các gốc phát sinh là cơ quan miễn nhiễm của người đã bị suy yếu.
Thật không có gì khó hiểu khi ta đặt lại vấn đề. Nếu thân x ta chưa chết hoàn toàn thì không bao giờ bị các loài vi sinh, virus ký sinh ngay trong cơ thể ta và bên ngoài xâm phạm, làm phân huỷ, gây thối rữa. Tương tự, nếu như một bộ phận nào đó trong chúng ta không bị suy yếu, hay bị hư trước thì không có con vi trùng hay siêu vi trùng nào có thể đến khu trú gây ung, u, viêm nhiễm hay dịch bệnh được. Giả thử cơ quan miễn nhiễm của con người không bị huỷ hoại trước đó thì liệu virus SIDA có thể tấn công được không?
Chính vì lẽ đó tôi không ngại là quá sớm khi quả quyết rằng việc cố công tìm kiếm phương thuốc chữa bệnh SIDA là hoàn toàn vô nghĩa tựa thể vận công giáng những cú đấm công phu vào trong không khí và uốn mồm huýt gió trong cơn bão ngoài biển khởi. Virus SIDA sớm muộn gì cũng bị con người tìm ra thuốc chữa như những loại vi trùng khác, nhưng hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể có được phục hồi hay không? Đó mới thực sự là mục tiêu cần nghiên cứu và đạt được. Câu trả lời không thể hay có thể và nếu có thể, thì bằng cách nào, tôi xin nhường lại cho những người hiện đang tin tưởng và nhiệt tâm theo đuổi phương pháp DC của Thầy Bùi Quốc Châu nói riêng và những phương pháp có liên quan đến huyệt học nói chúng.
IV/ Chọn giải pháp xử lý:
Về nguyên tắc, ai cũng biết:
Giết rắn phải giết đằng đầu,
Bắt trăn phải bấu đằng đuôi
Ai muốn xuôi, làm ngược lại
Vận dụng kinh nghiệm này, khi chữa bệnh ta phải tìm chữa lấy nguyên nhân hay căn gốc. Luận trị đúng căn gốc, bệnh sẽ khỏi nhanh, cả người chữa bệnh và người bệnh đều khộng bị vô lý hao phí tiền của, sức lực, thời gian và tuổi thọ.
Con người sống và hoạt động được là nhờ vào một hệ thống điện năng tinh vi. Nếu trên hệ thống này có một điểm nào đó bị chạm chập, toàn cơ thể sẽ phát sốt, hoạt động yếu ớt và sinh ra những điểm ung, những khối u, viêm nhiễm cấp tại những vùng xung yếu. Nếu ta chỉ dùng thuốc để giảm sốt, kết hợp với phẩu thuật, cắt bỏ, vệ sinh khối u, ung mà không tìm xử lý điểm chập thì có khác gì cách xử lý của anh lính cứu hoả trước những sự cố cháy nổ do lưới điện quốc gia bị chạm mát gây ra.
Tuy nhiên, có những trường hợp ta phải chữa ngọn, tức triệu chứng trước, sau đó mới chữa đến gốc sau. Ví dụ như khi gặp một người bị ngất xỉu, việc trước tiên của người thầy thuốc là phải làm cho bệnh nhân hồi tĩnh, rồi mới khám tìm nguồn gốc gây xỉu mà chữa sau.
Và có những trường hợp ta phải chữa cùng lúc gốc lẫn ngọn, không được hoãn hay cấp cái nào. Ví dụ, khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng, phát sốt cao, bệnh nhân hôn mê và nói nhảm. Nếu ta chỉ tập trung dùng kháng sinh xử lý vi trùng và tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng mà không chú ý đến việc tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng mà không chú ý đến việc đồng thời làm hạ bớt cơn sốt cao, thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị xuất huyết não hoặc tai biến trong não, rất dễ dẫn đến tử vong và bại liệt toàn than hoặc bán than. Chữa chứng cao huyết áp sai lầm cũng sẽ gặp phải những biến chứng tương tự.
Nói chung cái nào gây nguy cấp cho bệnh nhân, ta chữa cái đó trước. Không nắm vững nguyên tắc này, nhất định tai họa sẽ đến với bệnh nhân, người thầy thuốc sẽ phạm phải sai lầm.