TRUNG TÂM VIỆT Y ĐẠO QUỐC TẾ
KHÓA ĐÀO TẠO DIỆN CHẨN 133 – 2014
DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
GIẢNG VIÊN: GS. TSKH BÙI QUỐC CHÂU
Học viên: PHẠM KHÁNH PHƯƠNG
Ngày sinh: 25/11/1979
Học vấn: Cử nhân đại học
Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng
ĐT: 0918 5000 29
Địa chỉ: 330/37 Phan Văn Trị, P.11,
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Email: pkp.nov@gmail.com
BÀI THU HOẠCH
1/ Từ khi học đến nay, bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khác? Tỷ lệ thành công và thất bại? Kể ra những thành công và thất bại
Từ khi học đến nay, em đã làm khoảng 10 ca bệnh cho mình và người khác. 6 thành công, 1 thành công, 3 đang chữa. Bao gồm:
3 ca chữa huyết áp cho mẹ: Thành công. Tất cả các ca đều thành công khi xử lý cấp cứu, giúp huyết áp hạ xuống tại thời điểm huyết áp tăng nhờ sử dụng phác đồ 6 vùng phản chiếu và các phác đồ giảm huyết áp. Tuy nhiên mấy tiếng đồng hồ sau đó lại bị tăng huyết áp trở lại.
1 ca chữa mệt mỏi cho mẹ: Thành công. Sử dụng phương pháp Vô chiêu.
1 ca chữa ù tai cho mẹ: Thành công. Rất nhanh chóng trong vòng chưa tới một phút nhờ sử dụng cây cào để cào đầu.
1 ca chữa nấc cụt cho bản thân: Thành công. Sử dụng cách vạch dọc giữa đầu 10 cái
1 ca chữa ù tai cho chồng: Không thành công. Dùng cây cào để cào đầu thì không thấy đỡ. Bệnh nhân không thích cảm giác bị tác động vùng mặt nên không thể dùng bất cứ dụng cụ nào chữa trên mặt.
1 ca chữa viêm xoang cho em trai: đang chữa.
1 ca chữa u nang buồng trứng – lạc nội mạc tử cung cho em dâu: đang chữa
1 ca chữa đau cổ-gáy-vai cho bản thân: đang chữa. Tác động cục bộ bằng chày, bộ thông nghẽn nghẹt, tác động phản chiếu lăn gờ mày bằng cầu gai, gạch mặt. Đến khi dùng cây Giọt sương thì giảm đau rõ rệt.
Theo em tự đánh giá thì những ca chưa thành công hoặc thành công chưa triệt để không phải do phương pháp Diện chẩn mà do em chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ về bệnh và tài liệu học để tìm đúng “chìa khóa” trong “chùm chìa khóa” đa dạng phong phú của Diện Chẩn (đồ hình, các nguyên lý, dụng cụ,…) để xử lý bệnh.
2/ Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca
Phác đồ em tâm đắc nhất là 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết. Vì dễ thuộc, dễ nhớ, dễ sử dụng, hiệu quả, chữa được nhiều bệnh và nhất là có thể áp dụng cho tất cả các loại bệnh. Theo Thầy Châu thì trước khi chữa bệnh chính, nên đánh 6 vùng bạch huyết giúp giải quyết khoảng 50% bệnh, sau đó việc chữa bệnh chính sẽ dễ dàng hơn. Điều này vô cùng quan trọng vì thời gian chữa bệnh được nhanh hơn, giải quyết được nhiều ca bệnh hơn. Và đối với người mới bắt đầu chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn cũng thấy tự tin hơn khi được hỗ trợ “đi được gần ½ chặng đường”.
Khi chữa bệnh ta kết hợp với cách chữa bệnh chính nên khó nhìn thấy hiệu quả của phác đồ 6 vùng bạch huyết. Cách dễ thấy nhất đó là khi mỏi mệt buồn ngủ ta đánh phác đồ 6 vùng bạch huyết sẽ thấy tỉnh táo hẳn ra.
Ngoài ra, em cũng rất thích phương pháp Vô chiêu, cũng vì sự đơn giản và hiệu quả cao của phương pháp này. Người không học sâu về Diện Chẩn cũng có thể áp dụng được. Đây là một trong những phương pháp giúp Diện Chẩn mang tính phổ thông, quần chúng hơn.
Mẹ em năm nay 73 tuổi, sức khỏe rất kém do huyết áp cao, tim thường đập nhanh, suy giãn tĩnh mạch. Lúc em bắt đầu học môn Diện Chẩn vài buổi, em như học sinh vỡ lòng, đã thử chữa vài lần cho mẹ những lúc huyết áp lên cao nhưng chưa thật hiệu quả nên cũng không tự tin lắm. Bản thân mẹ em do có học qua lớp của thầy Trần Dũng Thắng nên cũng áp dụng các phác đồ chữa huyết áp, phác đồ chữa suy giãn tĩnh mạch để tự chữa mà chưa thấy kết quả.
Vì những lý do này nên một hôm mẹ em kêu rất mệt, em vô cùng lúng túng và không biết nên chữa từ đâu, chữa bệnh nào trước. Nhớ ra phương pháp Vô chiêu em bèn áp dụng. Việc tỉ mẩn từng milimet trên măt mất thời gian nhưng được đền bù bằng niềm vui mỗi khi tìm thấy điểm đau (sinh huyệt) như bắt được “ tên thủ phạm” trốn sâu ẩn kỹ dưới da và triệt tiêu “hắn” bằng miếng Salonpas. Sau khi làm xong cho mẹ thì em xuống bếp lo việc khác. Được một lúc thì mẹ em tươi tỉnh đi xuống và nói là nhẹ người, dễ chịu. Em cũng thấy nhẹ trong lòng và vui lắm.
Một buổi tối em thấy mệt trong người và quyết định thử Vô chiêu cho chính mình xem cảm giác thế nào. Do ít thời gian nên sau khi làm phần trán thì đã khuya, em đành đi ngủ luôn. Đêm hôm đó em có lại giấc ngủ ngon, sâu sau một thời gian khó ngủ và ngủ không ngon.
3/ Bạn nghĩ gì hệ thống huyệt của Diện Chẩn?
Theo em hệ thống huyệt của Diện Chẩn phản ánh chính xác các cơ quan hoặc vị trí bệnh trong và trên cơ thể. Lần đầu em biết đến hệ thống huyệt trên cơ thể nhờ học Diện Chẩn nên cảm thấy rất thú vị khi thông qua những huyệt này em có thể “đọc” được phần nào bệnh của bệnh nhân.
Một ví dụ nhỏ: khi dò đến huyệt 300 trên trán của em trai em thì thấy huyệt này bị đau, vì huyệt này có liên quan đến thận nên em đoán thận của em trai không khỏe. Và do thận liên quan đến sinh lý nam nên đúng như em dâu em kể là “thời gian này anh ấy “yếu” lắm”.
Tuy nhiên, do huyệt là các điểm (đau hoặc không đau) nên người thực hành cần nhiều thời gian luyện tập kỹ lưỡng để xác định đúng huyệt.
4/ Bạn nghĩ gì về các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn?
Theo em các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn rất chi tiết, hướng dẫn người thực hành xử lý đúng huyệt đúng bệnh. Đối với người đã có hiểu biết và thực hành về Đông y thì các phác đồ hỗ trợ này rất hữu ích. Còn đối với người mới thực hành thì khá mất thời gian tìm huyệt và chưa chắc đã tìm đúng nên cần phải tập luyện rất nhiều, như thế thời gian đầu sẽ khó xử lý được nhiều bệnh nếu chỉ dựa vào phác đồ.
5/ Bạn thắc mắc điều gì nhất trong các tài liệu và bài giảng? Nêu ra những gì bạn khó hiểu và không làm được
Em chưa hiểu rõ các kiến thức về Âm dương ngũ hành trong điều trị bệnh và sẽ dành nhiều thời gian để học thêm về kiến thức này.
6/ Bạn nghĩ gì về các dụng cụ của Diện Chẩn?
Theo em các dụng cụ của Diện Chẩn tiện dụng, giúp việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao, giúp cả người chữa bệnh lẫn người bệnh tiết kiệm thời gian, sức lực. Các dụng cụ này đơn giản và dễ sử dụng nên ai cũng có thể dùng được. Ngoài ra, kiểu dáng của các dụng cụ đều rất đẹp, cầm vừa tay và chắc chắn, bền. Nhiều ưu điểm như vậy nhưng giá cả hợp lý, không đắt tiền.
7/ Khi dùng các dụng cụ, bạn thích nhất phương thức tác động nào? Lăn, gõ, ấn, dán, châm? Hãy kể ra và nói lý do tại sao?
Em không thể nói là thích nhất phương thức tác động nào trong số: lăn, gõ, ấn, dán châm khi dùng các dụng cụ bởi em nhận thấy mỗi phương thức có tác dụng riêng, nhờ đó người sử dụng có thể ứng dụng linh hoạt cho mỗi loại bệnh và mỗi cơ địa của người bệnh.
8/ Bạn nghĩ gì về các đồ hình (phản chiếu – đồng ứng) của Diện Chẩn?
Theo em các đồ hình của Diện Chẩn là các tác phẩm y học thể hiện sự phát hiện độc đáo của Thầy Bùi Quốc Châu về các vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân. Đây cũng là công trình nghiên cứu khoa học dày công của Thầy, đóng góp hữu ích cho ngành y học của loài người. Và một thành công rất thực tế và đáng giá là các đồ hình này không chỉ dành cho những người nghiên cứu khoa học mà những người bình thường cũng có thể sử dụng vì chúng dễ hiểu, dễ học, dễ ứng dụng, dễ thuộc trong thời gian ngắn.
9/ Bạn có đề nghị gì với sách học và cách giảng dạy
Về giáo trình học của khóa 133 thì chỉ có một lỗi ở phần trên của trang 51, đó là do lỗi đánh máy nên hình phản chiếu trên mặt bị lệch với vị trí cơ quan trên cơ thể.
Ví dụ: Sơn căn tương ứng với Môi, miệng, lưỡi
Về cách giảng dạy, em nghĩ là Thầy yêu cầu học viên tự đọc giáo trình và nêu câu hỏi để tiết kiệm thời gian cho thực hành nhiều lên như Thầy vừa làm cho khóa 133 là hướng đi đúng.
10/ Cảm tưởng của bạn đối với phương pháp này, bạn nghĩ gì về tương lai của nó? Ích lợi của nó đối với sức khỏe và tinh thần ra sao?
Theo em đây là phương pháp chữa bệnh mang tính ứng dụng cao, mọi người dân, bất kể trình độ học vấn, bất kể giàu nghèo, bất kể ngôn ngữ đều dùng được.
Phương pháp này được đón nhận mỗi nơi nó đến. Phương pháp này sẽ đi song hành với sự phát triển của nhân loại nên không hề bị không hề bị lạc hậu, mai một mà sẽ phát triển về không gian lan tỏa và phát triển về chiều sâu của những ứng dụng (tức là sẽ tìm ra được những ứng dụng mới).
Những ích lợi của phương pháp này đối với sức khỏe và tinh thần là hiển nhiên và rõ ràng khi mỗi người đều có thể chủ động kiểm soát và chữa bệnh cho mình, không phải lệ thuộc vào bất cứ ai. Còn gì quý hơn được tự do, độc lập và có thể làm chủ bản thân mình!
11/ Từ khi áp dụng phương pháp này, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Em chưa thể tính ra con số để biết chính xác là đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền nhưng chắc chắn con số đó không hề nhỏ. Từ khi áp dụng phương pháp này, em không phải tốn tiền thuốc men, không phải tốn tiền đi massage trị nhức mỏi người. Bố em từ khi được hướng dẫn thở Âm dương khí công thì buổi tối bớt uống thuốc huyết áp vì đã chủ động chặn lại bằng cách thở đường Âm. Mẹ em bớt tiền mua thuốc bổ và thực phẩm chức năng đắt đỏ của các công ty đa cấp. Chị gái em tiết kiệm được tiền đưa đứa con trai nhỏ đi chữa hen suyễn khắp nơi.
12/ Những điều gì giáo viên hay nhắc đi nhắc lại trong lớp?
Đó là: “Lắng nghe cơ thể” và “Phải biết nghĩ cho người khác”
13/ Trong 20 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn, bạn được bao nhiêu điều?
Em đã được 19 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn, trong đó lợi ích “Tài lộc” thì thấy dù chưa kiếm được tiền vì chỉ mới bắt đầu chữa cho những người trong gia đình, nhưng cũng đã giúp tiết kiệm một phần chi phí thuốc men, coi như đã được “Tài lộc” nho nhỏ. Còn lợi ích “Sống lâu” thì em không nghĩ tới vì em rất tâm đắc với triết lý “Sống khỏe – Chết nhanh – Ít của để dành – Nhiều người thương tiếc”. Nhờ Diện Chẩn, hiện tại và trước mắt là được sống khỏe - bình an – tự tin - vui vẻ với em như thế là đã quá may mắn.
14/ Bạn nghĩ gì về phác đồ Tình thương 26 – 60 và các môn Huyền công trong DC?
Ban đầu em không tin tác dụng của phác đồ Tình thương 26 – 60. Những câu chuyện về việc dùng phác đồ này với người còn khó tin nói gì đến việc dùng với kiến, chuột,.. thậm chí máy móc!
Nhưng rồi, sau đó em đã có những trải nghiệm thực tế với phác đồ này. Đó là:
Độ 1 tuần kể từ lúc bắt đầu học Diện Chẩn thì ở nhà em sắp xếp lại vườn cây của gia đình trên sân thượng. Công việc bao gồm: dỡ một chiếc giàn sắt dài 4m ngang 1m từ độ cao 1m xuống rồi xếp dựng đứng vào 1 góc sân thượng, dịch chuyển các chậu cây to và nặng vài chục kg, dọn dẹp và sắp xếp lại cho ngăn nắp, trồng lại cây… tất cả đều làm một mình vì không có nam giới ở nhà, mẹ thì sức khỏe quá yếu nên em không muốn nhờ phụ giúp. Công việc thật sự nặng so với sức vóc của một người phụ nữ, lại thuộc loại không khỏe lắm. Lúc loay hoay 1 mình dịch chuyển chiếc dàn sắt, em đã đọc 26 – 60 và hô “Thầy Châu ơi, hãy cho con sức mạnh!”, thế rồi em đã làm được, mà làm được rồi vẫn còn ngạc nhiên “mình lấy đâu ra sức lực thế nhỉ?!”.
Bên dưới các chậu cây có rất nhiều kiến lửa làm tổ, khi em dịch chuyển chậu cậy thì đám kiến chạy ra tán loạn, em sợ kiến đốt nên đọc 26 – 60 và nói “Kiến ơi, đừng đốt ta”. Thế là không hề bị con kiến nào đốt thật, dù có lúc đứng giữa đàn kiến lửa đông đang bị vỡ tổ.
Em trai em thuê mặt bằng làm quán ăn kế bên nhà có 2 con chó, trong đó có 1 con hiền và 1 con dữ. Hai con này thường chạy qua quán chơi và tìm thức ăn. Mỗi khi em đến quán ăn của em trai em thì con hiền hay đến chỗ em ngồi để được vuốt ve, còn con dữ thì rất hung hăng hay cắn và sủa dù em không chọc giận gì nó. Một lần em thử áp dụng đọc 26 – 60 khi con chó dữ đến gần thì tự dưng thấy nó không còn hung hăng nữa và cụp đuôi bỏ đi.
15/ Bạn hãy hình dung sự phát triển và thay đổi của con người trong xã hội trên thế giới khi có hàng tỉ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa?
Theo em nghĩ trong vòng 100 năm qua, dân số thế giới tăng khoảng 6 tỉ và hiện tại là khoảng 7 tỉ người, ước tính trong vòng 100 năm nữa sẽ có ít nhất khoảng 14 tỉ người, trong đó nếu có hàng tỉ người sử dụng Diện Chẩn thì tức là mức độ phổ cập của Diện Chẩn rất lớn. Người người, nhà nhà sử dụng Diện Chẩn, từ quốc gia này đến quốc gia kia sử dụng Diện Chẩn và Diện Chẩn có thể trở thành “ngôn ngữ” chung về chăm sóc sức khỏe cho người dân toàn cầu. Điều đó tức là ai cũng có thể dùng Diện Chẩn bất kể tuổi tác, trình độ, giai cấp, dân tộc, văn hóa, v.v... Tức là về lĩnh vực y tế, sự công bằng được điều chỉnh theo hướng tốt đẹp vì mọi người đều có quyền được khỏe mạnh để sống và lao động. Sẽ giảm bớt hoặc không còn sự trục lợi trên sức khỏe con người của một số cá nhân hay tổ chức có đặc quyền đặc lợi nữa. Từ sự công bằng về chăm sóc sức khỏe này sẽ kéo theo sự công bằng trong các lĩnh vực khác trong xã hội của một quốc gia, rồi từ một quốc gia lại lan tỏa sang các quốc gia khác vì lúc này con người được khỏe mạnh, tự tin, trí huệ phát triển và sống tử tế hơn. Họ được công bằng nên bớt đố kị tham lam, nhờ được khỏe mạnh họ thấy cuộc sống thật vui và rồi hướng đến sống có ích, dùng “ngôn ngữ” Diện Chẩn họ chỉ cho nhau, bảo ban giúp đỡ nhau xuyên qua các biên giới, giúp xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn cho loài người.
Lúc này con người được đảm bảo về sức khỏe, trí tuệ và cuộc sống, họ sẽ nghiên cứu và làm ra được nhiều của cải vật chất và tinh thần giá trị cho xã hội toàn cầu. Nhiều công trình khoa học xuất sắc của thế giới ra đời, trong đó có thể có công trình đưa con người đến các hành tinh mới để sinh sống vì nhờ có Diện Chẩn mà con người sống khỏe và lâu quá nên trái đất trở nên chật chội! J
16/ Bạn nghĩ gì về Thầy Bùi Quốc Châu?
Là một người vô cùng đặc biệt! Thầy Bùi Quốc Châu là:
Một người uyên thâm về các kiến thức y học, triết học, tôn giáo và cuộc sống nhưng lại tìm ra và phát triển môn Diện Chẩn một cách rất “giản dị bình dân”. Ví dụ: từ “gương” trong “gương mặt” mà tìm ra “sự phản chiếu” các bộ phận cơ thể lên mặt; từ cách tránh thai bằng cách dùng ngón tay trỏ và giữa chà phần trên và dưới của môi với khái niệm “rung lắc để trứng không làm tổ”, ấy vậy mà hiệu quả!
Một người truyền tải các kiến thức khó, hàn lâm dạng “bác học” một cách đơn giản dễ hiểu như “bác ba” nông dân nên người học cao hay học thấp cũng đều hiểu được.
Một người có thể nói chuyện hài hước tếu táo đến cả những chủ đề nhạy cảm như tình dục có thể làm người khác xấu hổ đỏ mặt, nhưng từ ngữ trong những quyển sách Thầy viết lại vô cùng chỉn chu, mực thước.
Một người có sự uy nghiêm trong thần thái khiến người khác nể sợ, nhưng cũng lại là người dễ gần, dễ trò chuyện. Một người yêu đời, yêu con người, tinh thần lạc quan trẻ trung và nhiều khi hồn nhiên như trẻ thơ.
Một người thầy nghiêm khắc về kỷ luật trật tự trong lớp và sửa ngay những lỗi của học trò, nhưng lại có thể cười “hè hè” và phóng tay “tặng” năng lượng cho học trò giúp học trò tỉnh táo học bài.
Một nhà nghiên cứu khoa học thật sự nên dù thực hiện nhiều thí nghiệm, ghi nhận nhiều kết quả nhưng vẫn lắng nghe từng phản hồi của học trò và thể hiện tinh thần khiêm tốn, cầu thị.
Một người tỉ mỉ, tinh tế, kỹ tính về chi tiết nhưng lại có phong cách sống hào sảng phóng khoáng. Đây là hai đặc điểm của con người hai miền Bắc – Nam cùng thể hiện ở con người Thầy Châu. Ngoài ra còn có tính cần cù nhẫn nại của người miền Trung ở Thầy Châu qua quá trình tìm tòi và gầy dựng nên môn Diện Chẩn. Vì thế, ở Thầy là sự tổng hòa tính cách của người dân 3 miền.
Một người trải qua quá trình gian lao khi tìm ra môn Diện Chẩn và kỳ công trau chuốt môn này cùng những dụng cụ chữa bệnh đi kèm, nhưng lại chỉ hướng cho học trò “chọn việc dễ mà làm, lựa đường trống mà đi”. Làm học trò Thầy thật quá may mắn! Bởi chính Thầy đã mở đường, dọn quang đường và cung cấp đầy đủ hành trang cho học trò của Thầy đi trên con đường đó.
Một người bị nghi ngờ về tính hiệu quả môn khoa học của mình ở ngay đất nước mình, trong khi được nước ngoài đón nhận, ca ngợi và chào mời, nhưng vẫn một lòng thiết tha yêu Tổ quốc. Thầy ra nước ngoài giảng dạy, đối với đất nước là “kình địch” Thầy “cất” lại bí quyết chỉ dành cho người Việt. Nghe có đôi chút ích kỷ và mâu thuẫn với “trái tim Bồ tát” của Thầy Châu, nhưng tình yêu Tổ quốc cũng là tình yêu, mà vốn dĩ bản chất của tình yêu là có sự ích kỷ rồi J.
Ở Thầy Bùi Quốc Châu đúng là ta sẽ thấy một người có “trái tim Bồ tát” – yêu thương mọi người, một nhà nghiên cứu khoa học uyên bác, một thầy chữa bệnh với phương pháp đôi khi như phép thuật, một người thầy giỏi, một người lãnh đạo có Tâm và có Tầm, nhưng cũng là một người rất thật, rất đời và gần gũi.
17/ Bạn nghĩ gì về Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu?
Là những lời nói từ trái tim đầy yêu thương của Thầy Bùi Quốc Châu gửi gắm đến mọi người. Những lời nói này do Thầy thu thập, chiêm nghiệm, đúc kết trong quá trình sống và làm việc. Những câu Tâm ngôn thể hiện phong cách của Thầy và cũng của Việt Y Đạo, hướng đến cuộc sống tươi đẹp, khỏe khoắn tràn đầy năng lượng và có ích cho đời.
18/ Sau khi học xong khóa căn bản này, bạn có ước muốn sẽ làm gì trong tương lai?
Sau khi học xong khóa căn bản, em muốn tiếp tục rèn luyện thêm kiến thức về môn Diện Chẩn và các kiến thức khác về y học cho thật vững vàng, đồng thời thực hành môn Diện Chẩn thật thành thục để có thể cứu chữa cho nhiều người.
19/ Thế giới quan và nhân sinh quan của bạn sau khi học xong?
Trước đây, thế giới quan và nhân sinh quan qua cái nhìn hạn hẹp của em là hình ảnh về một thế giới ngày càng đi đến diệt vong khi con người tham lam tìm lợi ích cho riêng mình mà tàn phá môi trường sống, tạo điều kiện cho thiên tai nhều hơn, bệnh tật nhiều hơn và bệnh lạ nhiều hơn.
Tại mảnh đất em sinh sống, cuộc sống dường như ngày càng khó khăn hơn, cơ hội sống và làm việc ngày càng ít hơn, mọi người tranh giành thậm chí giẫm đạp lên nhau để tồn tại. Mặt khác, trong xã hội đề cao người giỏi và người giàu nên mọi người bị cuốn vào guồng quay của công việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội đòi hỏi. Mọi người cùng làm việc vất vả hơn, nhưng dù sao người giàu vẫn có nhiều cơ hội hơn người nghèo trên mọi phương diện, trong đó là cơ hội “được sống” và “được khỏe”.
Hai trong số những người bạn của em có cuộc sống trung lưu nhưng vẫn làm việc rất nhiều để có thể dành dụm tiền cho cơ hội tốt về y tế. Một bạn thường rời nhà đi làm từ 6g sáng và quay về nhà lúc 8-9g tối giải thích cho em về lý do làm việc nhiều như thế nhưng không muốn nghỉ rằng bạn ấy sợ nhất cảnh gia đình có người bị bệnh ngặt nghèo phải đi bệnh viện mà không có đủ tiền chữa. Một bạn khác thì kiếm tiền giỏi hơn, một mình bạn làm có thể sắm xe hơi nhà cửa và lo kinh tế khá giả cho vợ và hai đứa con nhỏ nhưng bù lại thì bạn phải đi công tác suốt, trung bình 20 ngày/ tháng. Bạn làm việc chăm chỉ và thỉnh thoảng than với em về sự vất vả, rồi nói luôn “bây giờ cày cuốc để có tiền về sau mua sức khỏe”. Tức là hiện giờ bỏ sức ra làm cật lực để kiếm tiền rồi khi có đau ốm vì lao lực thì lại lấy tiền đó đi chạy chữa. Thật là cái vòng lẩn quẩn đáng buồn!
Đối với người “khá” đã như thế, thì với người “khó” thì chắc chắn tình cảnh sẽ còn ngặt nghèo hơn. Người sinh viên y khoa phải mất 10 năm để trở thành bác sĩ, rồi lực lượng bác sĩ này, chưa kể bác sĩ giỏi, lại không đủ phân bổ đến những vùng xa thành thị, cộng thêm số lượng bệnh viện và cơ sở vật chất về y tế còn quá thiếu thì đối với đại đa số người dân, cơ hội được chăm sóc sức khỏe là vô cùng thấp. Để tự cứu lấy mình, người dân không có điều kiện phải biết về y học. Nhưng điều này gần như là không thể vì ngành Tây y và Đông y quá khó và mất nhiều thời gian, tiền bạc để học, không dễ để phổ cập trong dân chúng.
Tuy nhiên, với Diện Chẩn điều này là có thể!
Từ khi học xong khóa học Diện Chẩn do Thầy Châu giảng dạy thì em đã thấy được một viễn cảnh tươi sáng hơn. Nhờ Diện Chẩn đơn giản, chi phí thấp, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thời gian ngắn, lại an toàn nên mỗi nhà, kể cả nhà nghèo, đều có thể trang bị trong tủ thuốc gia đình. Đối với những bệnh không cần đưa vào bệnh viện thì mọi gia đình đều có thể chủ động cứu chữa cho các thành viên. Khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể tự tay chữa cho con, khi con lớn thì có thể tự lo cho bản thân và gia đình riêng đồng thời chăm sóc ngược lại cho cha mẹ, nhưng cha mẹ nếu đã biết Diện Chẩn thì chỉ cần con hỗ trợ một phần mà không cần phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Nhờ sự tự chủ về chăm sóc sức khỏe mà tiền bạc, thời gian, công sức của mỗi gia đình và của cả xã hội được tiết kiệm, dành cho những việc khác. Sức khỏe được cải thiện thì con người sống vui vẻ, bình an hơn. Và khi họ học được cả cái tâm của Thầy qua những bài giảng hoặc qua Tâm ngôn thì dần dà chuyển hóa thành người tốt hơn, biết nghĩ đến người khác, biết sống có ích hơn. Điều này lan tỏa từ mỗi cá nhân ra gia đình, từ gia đình ra các gia đình khác rồi ra toàn xã hội, từ xã hội đất nước này ra đất nước khác rồi toàn thế giới. Nhờ vậy mà những điều tốt đẹp có thể được phát triển trở lại ở hành tinh này.
Sau khi nhìn ra thế giới bên ngoài thì nhìn vào thế giới bên trong, tức là thế giới nội tâm, của em cũng có nhiều thay đổi kể từ khi học khóa Diện Chẩn của Thầy Châu.
Với mục đích tìm học thêm một cái nghề “phòng thân” và kiếm tiền, nhờ duyên may em đến với môn Diện Chẩn. Trong lúc đợi ngày khai giảng khóa học do Thầy Châu giảng dạy, em đã đi học ở lớp cấp tốc của một học trò của Thầy Châu. Tại lớp này, học viên được dạy theo tiêu chí “chữa bệnh giỏi – kiếm nhiều tiền”, chứng minh bằng lượng bệnh nhân đông đảo và thu nhập của người thầy đứng lớp. Một môn học không khó mà lại kiếm được nhiều tiền, thật quá hấp dẫn và đúng với mong muốn của em. Tuy nhiên, “kiếm nhiều tiền” thì đã thấy, nhưng “chữa bệnh giỏi” thì do lớp này chỉ trong hai ngày chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”, chưa đủ kiến thức nên em trông chờ được thu thập đủ ở lớp của Thầy Châu. Và như thế, trong buổi đầu của khóa Diện Chẩn 133 của Thầy Bùi Quốc Châu, em bày tỏ “có tham vọng muốn học sâu kiến thức để thành người chữa bệnh giỏi”. Chữa bệnh và kiếm tiền, mục đích chính vẫn chỉ là “Tiền”!
Thế nhưng qua quá trình học tập này, em dần dần thay đổi cách suy nghĩ, chỉ mong mình có thể giúp người khác giảm đau hoặc chữa được phần nào bệnh tật của họ. Em trải nghiệm được niềm hạnh phúc khi chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh cho gia đình và được đón nhận, hay khi chữa cho ai đó đỡ đau đớn do bệnh tật. Điều này không tiền bạc nào có thể mua được! Dẫu rằng Thầy Châu cũng khẳng định là thu nhập từ nghề này không hề thấp, nhưng mục đích chính của em không còn như buổi ban đầu. Sau khi học xong, em mong mình là người chữa được bệnh, hoặc nếu có duyên với nghề thì thành một-người-tốt-chữa-bệnh-giỏi.
Học ở Thầy Châu, em còn học được phong cách sống. Thầy không chỉ dạy cho học trò biết chữa bệnh, biết sống tốt mà còn biết sống hạnh phúc. Câu Tâm ngôn “chọn việc dễ mà làm, lựa đường trống mà đi” thật quá khác lạ so với những gì ta đã được nghe, được dạy trước đây như trong lời một bài hát “…ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…”. Tất nhiên, cuộc đời không dễ dàng nhưng nếu cứ chọn chỗ khổ mà đâm đầu vào thì đúng “đời là bể khổ” thật! Thế rồi cứ loay hoay vật lộn trong bể khổ ấy, đến khi qua được bể khổ thì là qua ... đời.
“Chọn việc dễ mà làm, lựa đường trống mà đi” đơn giản, hiển nhiên và nghe chừng có phần ích kỷ, nhưng thật ra là chỉ hướng làm những việc nhỏ, dễ trước từ đó mở lối để ta có thể làm được những việc khó sau. Đến đây, cái nghe chừng có phần ích kỷ sẽ chẳng còn nữa.
Tương tự, câu “Ăn ngon, chơi sướng, học hay, làm giỏi, phục vụ tốt” khuyến khích ta vừa tận hưởng cuộc sống vừa làm việc có ích, rất phù hợp với một trong những trào lưu sống mới của giới trẻ hiện nay là YOLO – You Only Live Once (tạm dịch: Bạn chỉ sống một lần). Mà không chỉ giới trẻ, ai cũng chỉ sống một lần, thế nên với phong cách lạc quan và sống-cống hiến hết mình của Thầy Châu, cuộc đời không còn là “bể khổ” mà thật đáng sống!
20/ Sau khi học xong bạn muốn thành chuyên gia chữa bệnh gì?
Em muốn sử dụng môn Diện Chẩn một cách tối đa để có thể cứu chữa cho nhiều người, còn để thành chuyên gia chữa bệnh gì thì do trong quá trình thực hiện có cơ hội tiếp xúc nhiều và thành công nhiều với bệnh nào.