Người Pháp gọi cà chua là “pomme d’amour” có nghĩa là “trái táo tình yêu”, còn người Đức đặt tên cho loại quả này là “trái táo thiên đường” và tại Ý, cà chua đôi khi được gọi là “pomodoro” - “quả táo vàng” để thể hiện những hiệu quả tuyệt vời mà cà chua mang lại.
Cà chua có nguồn gốc từ phía Tây của Nam Mỹ, ở khu vực bị chiếm đóng bởi Columbia, Ecuador, Peru, Chile và nửa phía Tây của Bolivia. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu khoảng 1500 năm nay, nhưng ít ai biết đến cà chua từng bị hiểu nhầm và mang danh là loại quả gây chết người.
Cuộc cách mạng minh chứng loại quả của tình yêu
Có thể nói, con đường phát triển của cà chua khá… “trắc trở”. Quan niệm rằng cà chua có độc là bởi vẻ ngoài khá giống với loại quả chết người - trái anh đào đen (anh đào đen còn có tên nightshade, nếu vô tình ăn phải vài trái anh đào đen sẽ khiến người ăn bị mất giọng, hô hấp khó hay co giật).
Người thanh minh cho cà chua hay cũng là người đã tạo nên cuộc cách mạng trong ẩm thực là Thomas Jefferson. Cả gia đình ông đã cống hiến hết mình cho công cuộc tuyên truyền về lợi ích và hương vị của loại quả đỏ mọng này. Jefferson trồng cà chua trong khu vườn nhà, con gái và cháu gái ông đã sử dụng chỗ cà chua đó để tăng thêm hương vị, màu sắc trong nhiều món ăn khác nhau.
Những thế hệ sau của nhà Jefferson cũng đã thừa hưởng công thức nấu nướng này và tiếp tục quảng bá về cà chua thông qua việc nấu ăn. Cứ như thế chỉ trong vòng 10 năm, đến năm 1824 cà chua đã được rất nhiều người canh tác và đưa vào bữa ăn thường ngày. Sự nổi tiếng của cà chua nhanh chóng phát triển vào thập niên 90 và nó giữ được vị trí cao trong số các loại hoa quả cho đến tận bây giờ.
Lợi ích sức khỏe của cà chua
Cà chua cung cấp nguồn vitamin C tuyệt vời, biotin, molypden, và vitamin K, đồng, kali, mangan, chất xơ, vitamin A (dưới dạng beta-carotene), vitamin B6, folate , niacin, vitamin E, và phốt pho. Ngoài ra, họ là một nguồn tốt của crom, axit pantothenic, protein, choline, kẽm và sắt.
Hỗ trợ tim mạch: Giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch là một lợi ích sức khỏe thực sự nổi trội của cà chua. Lycopene (và một nhóm có liên quan của các chất dinh dưỡng) có khả năng giúp giảm nguy cơ lipid peroxy trong máu. Cà chua đã được chứng minh khả năng giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL cholesterol và giảm nồng độ triglyceride. Nó cũng được chứng minh là làm giảm sự tích tụ của các phân tử cholesterol bên trong các tế bào đại thực bào.
Một nghiên cứu năm 2012 của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ cũng cho thấy nồng độ cao trong huyết thanh của lycopene từ cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ đột quỵ và đột quỵ thiếu máu cục bộ ở nam giới.
Lợi ích chống ung thư: Một chất dinh dưỡng quan trọng mà cà chua đã nhận được chú trọng đặc biệt trong việc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt là alpha-tomatine. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống oxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.
Tốt cho thai kỳ: Năm 2007, nhà sinh hóa học thực vật của Đại học Florida nghiên cứu về cà chua có chứa folate, một vitamin cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Thiếu hụt folate trong thai kỳ có thể gây ra vấn đề phát triển như chậm tăng trưởng và dị tật bẩm sinh.
Hỗ trợ sức khỏe xương: Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương (nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật). Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã loại bỏ cà chua và một số thực phẩm khác có chứa lycopene khỏi chế độ ăn của phụ nữ mãn kinh trong thời gian 4 tuần. Kết quả cho thấy phụ nữ trong nghiên cứu này bắt đầu có dấu hiệu gia tăng căng thẳng oxy hóa trong xương và những thay đổi không mong muốn trong mô xương của họ.
Giảm lượng đường trong máu: Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống oxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận - những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Cải thiện thị lực: Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin.
(Theo Làng Việt)