Từ xa xưa con người luôn mong muốn chinh phục bệnh tật, kiềm chế bệnh tật hay nói đơn giản là chữa bệnh khi đã mắc bệnh và chữa bệnh bằng cách nào là một câu hỏi lớn đối với nhân loại.
Cho đến nay, trong y học hiện đại đã có những bước phát triển rất cao trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua những phương tiện và công nghệ tiên tiến, như xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán bằng hình ảnh cho kết quả nhanh và chính xác và những danh mục thuốc phong phú, đã giúp con người rất nhiều. Và đã tồn tại hàng ngàn năm, Y học cổ truyền sử dụng từ những vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật, cây cỏ, động vật quý….. cho tới phương pháp châm cứu, thông qua hệ kinh lạc trên toàn bộ cơ thể.
Nhưng ngày nay trong nền y học của nhân loại đã có mặt một phương pháp chữa bệnh mới, phương pháp Diện chẩn - điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu. Đây là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tân dược như Tây y, không dùng các vị thuốc ngoài tự nhiên hoặc châm cứu dưới da theo hệ kinh lạc như đông y, mà chỉ sử dụng các dụng cụ của Diện Chẩn để tác động trên da theo đồ hình phản chiếu các bộ phận cơ thể lên mặt, các điểm đau tương ứng (sinh huyệt) và các hình đồng ứng tương tự hình ảnh hoặc tên gọi của bộ phận cơ thể cần tác động, để kích thích cơ thể hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh và sản sinh ra các chất có sẵn trong cơ thể tương tự thuốc để điều chỉnh, trị bệnh.
Năm 1990 bố tôi tham gia khóa học Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu. Một phương pháp chữa bệnh mới, ngắn ngày do bà Lê Thị Thu Cúc, học viên Diện chẩn khóa 4 năm 1986 ra giảng dạy tại CLB Bạch Đằng - thành phố Hải Phòng. Thông qua bố tôi mà tôi cũng biết sơ qua phương pháp chữa bệnh mới này. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, chỉ sử dụng các dụng cụ như : cây dò huyệt, cây cào 5 răng, búa cao su, cây lăn đồng lớn, nhỏ.... vùng tác động để chữa bệnh chủ yếu là vùng đầu, mặt và cổ gáy... thông qua một số hình vẽ được gọi là đồ hình trông khá thú vị, bởi trên mặt được vẽ đầy đủ cơ thể con người có đủ cả đầu, tay, chân, và lưng được vẽ tương ứng vào cả hình cái mũi (sau này tôi biết hình đó được gọi là Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể), một hình vẽ khác lại vẽ dạ dày, phổi, ruột non, ruột già, lá lách,... và trái tim nằm trên sống mũi (đồ hình phản chiếu nội tạng). Ngoài ra, khi chẩn đoán bệnh bằng cách tìm ra bộ phận bị bệnh báo đau tại vị trí phản chiếu tương ứng trên mặt, được gọi là Sinh huyệt. Nó đã để lại trong tôi một dấu ấn đặc biệt về tên gọi của phương pháp cũng như tên của tác giả.
Sau một thời gian tìm hiểu và ứng dụng thấy có hiệu quả, năm 1993 trong chuyến đi Miền Nam, bố tôi ghé qua Trung tâm Việt Y Đạo - 19Bis Phạm Ngọc Thạch mua thêm một số tài liệu và dụng cụ. Qua đó mà tôi cũng có điều kiện tìm hiểu thêm về phương pháp này hơn, nhưng quả thực tôi chỉ làm cho bố tôi khi bố tôi yêu cầu, còn người ngoài thì rất ít. Bởi khi đó tôi còn là một thanh niên mới lớn như bao thanh niên khác khỏe mạnh tràn trề sức sống với rất nhiều hoàn bão lớn lao. Chưa bao giờ xác định sức khỏe của mình cũng như của những người xung quanh là một vấn đề cần phải quan tâm.
Sau khi tôi đi học và đi làm, cảm nghiệm từ bản thân và được tiếp xúc với nhiều người hơn, biết nhiều chuyện của cuộc sống thì tôi thấy sức khỏe thực sự quý giá, cuộc sống thực sự quý giá. Bởi con người là quần thể ưu tú nhất được Đấng tạo hóa sinh ra trên trái đất này nhưng có một bóng đen luôn theo đuổi, rình rập bất kỳ lúc nào, bất kỳ ai, để reo rắc sự đau khổ và bất hạnh cho mọi người - đó là bệnh tật. Bệnh tật luôn tồn tại bằng hình thức này hay hình thức khác trong cuộc sống loài người.
Phải rất lâu sau tôi mới thực sự chú ý tới Diện Chẩn, cách chữa bệnh mà chỉ sử dụng dụng cụ tác động như : châm châm, gạch gạch, lăn lăn, cào cào này. Nhưng những lần đầu đó mà tôi đã thấy kết quả tốt với một số trường hợp ở phần ngoại vi cơ thể mà tôi thực hiện. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu một cách nghiêm túc hơn về Diện Chẩn. thông qua sách vở, đĩa, tài liệu Diện chẩn và qua trang website http://tuchuabenh.com và đã thu lượm được một số khái niệm, kiến thức cơ bản về Diện chẩn - đặc biệt là qua khóa học 8 tuần của Thầy Bùi Quốc Châu giảng dạy và 2 tuần lâm sàng của thầy Bùi Minh Tâm hướng dẫn. Cũng từng đấy thời gian tôi quan sát thực tế tại Trung tâm khám chữa bệnh từ thiện theo phương pháp Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu tại 16 Ký Con P7 Phú Nhuận. Qua đó tôi đã định hình và áp dụng được thủ pháp chữa bệnh độc đáo này. Sau đó tôi đã thực hiện được một số ca bệnh có kết quả tốt điển hình như :
Trường hợp 1 : áp dụng bộ huyệt Trừ đàm thấp thuỷ vào điều trị bệnh tràn dịch màng phổi.
Một bệnh nhân nữ 68 tuổi bị bệnh ung thư di căn phổi giai đoạn cuối, đã chữa trị nhiều nơi, bệnh viện đã trả về. Cứ 2 ngày phải hút dịch phổi một lần. Người nhà có nhờ tôi đến hỗ trợ điều trị bằng phương pháp Diện Chẩn.
Tôi nhận thấy hơi thở của bệnh nhân rất ẩm vì mang nhiều hơi nước.
Ngày đầu tiên tôi sử dụng pháp đồ giảm tiết dịch + bộ vị. Sau 2 ngày kết quả hầu như không chuyển biến.
Ngày tiếp theo tôi chuyển sang bộ Trừ đàm thấp thuỷ + bộ vị. Tôi kết hợp luôn thủ pháp dán cao Salonpas để tác dụng được lâu hơn. Sau 2 ngày kết quả đã chuyển biến, bệnh nhân cho biết đỡ tức ngực, dễ thở hơn, trong người cảm thấy nhẹ nhàng. Dịch hút đã giảm (trước kia mỗi lần hút dịch khoảng 0,75 lít nay đã giảm xuống 0,35lít). Mấy ngày sau đó khi khó thở người nhà cho kiểm tra và hút dịch, thấy lượng nước cứ giảm dần. Sau thời gian khoảng 10 ngày kiểm tra lại thì phổi không còn phải hút dịch nữa. Cả mặt và chân tay không còn bị phù nề giữ nước như trước nữa.
Được biết, con của bệnh nhân ở Canada có trao đổi bệnh của mẹ với một bác sĩ Canada về việc áp dụng Diện chẩn đã chữa hết tràn dịch màng phổi. Vị bác sĩ đó rất ngạc nhiên vào nói :"Ở Việt Nam có thể chữa được chứ bên này, nếu bị tràn dịch chỉ có một phương pháp là hút dịch, nếu bị nữa lại hút tiếp".
Thông qua việc điều trị và các thông tin trên. Tôi hy vọng mọi người có thể mạnh dạn áp dụng 8 bộ huyệt đặc biệt này vào việc chữa bệnh để tăng thêm hiệu quả nói chung, và bộ huyệt Trừ đàm thấp thuỷ để trị bệnh tràn dịch màng phổi nói riêng.
Trường hợp 2 : Bệnh nhân nam 46 tuổi bị bệnh máu trắng, nhịp tim luôn trên 100 nhịp/phút, mồ hôi toàn thân chảy nhiều, ăn ngủ kém, nhức đầu triền miên, mệt mỏi.
Tôi sử dụng bộ Bổ âm huyết, 6 vùng phản chiếu, tác động phản chiếu tạng phủ.
Sau 10 ngày điều trị, các bệnh như chảy mồ hôi giảm hẳn, tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng, cảm thấy đói, bài tiết tốt, ngủ ngon, bớt mệt mỏi, hết nhức đầu, huyết áp và nhịp tim ổn định ở mức 85/130, nhịp tim 85 nhịp/phút. Hiện vẫn đang tiếp tục điều trị.
Quả thực, Diện Chẩn đã thay đổi một số nhận thức của tôi :
Tính phổ cập :
- Diện chẩn có khả năng ứng dụng và phổ cập cao bởi : tính hiệu quả cao, dễ học, dễ áp dụng, an toàn, chi phí thấp.
- Diện chẩn chủ động trong việc phòng và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho mọi người, mọi lứa tuổi như gia đình, học đường, xã hội...
- Diện chẩn chủ động trong nhiều tình huống cấp cứu.
- Diện chẩn giúp phát triển trí thông minh và điều hòa tính cách.
- Diện chẩn chi phí thấp (không dùng thuốc, dụng cụ sử dụng lâu dài)
Tăng cường và bảo vệ sức khỏe :
+ Âm dương khí công : mục đích của môn Âm dương khí công là rèn luyện thần kinh, tập trung tư tưởng để đạt đến kết quả là một ý lực mạnh mẽ dẫn đến một cơ thể khỏe mạnh bởi ý dẫn khí, khí dẫn huyết, khí huyết lưu thông sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, Âm Dương quân bình thì không bệnh tật.
Nếu như luyện tập đều đặn, đúng cách (tìm ra được tỷ lệ vàng cho bản thân) thì chúng ta sẽ làm chủ được bản thân; về tinh thần : thư thái, sáng suốt, giàu nghị lực, giàu cảm xúc,... về thể xác các giác quan nhanh nhạy, ăn ngủ ngon, vui vẻ, khỏe khoắn, ưa hoạt động, phản ứng nhanh nhẹn...
+ Thể dục tự ý : Trong các bài tập thể dục thông thường được áp dụng cho tất cả mọi người thường có chức năng vận động để tăng cường và rèn luyện sức khỏe. Nhưng trong phương pháp thể dục tự ý còn có chức năng chữa bệnh qua các tập riêng từ cách vận động có ý thức, kết hợp với hơi thở để điều chỉnh những nơi có vấn đề cần phải điều chỉnh hài hòa, đúng mức.
Ưu điểm của thể dục tự ý là : không phải ràng buộc vào việc nhớ các động tác của bài tập chung, an toàn, tiện lợi, dễ tập, dễ phổ biến, chỉ cần tập các bộ phận có vấn đề.
+ Ẩm thực dưỡng sinh : Khi đọc cuốn Ẩm thực dưỡng sinh của Thầy Bùi Quốc Châu, tôi nhận thấy có một số vấn đề về ăn uống cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc hơn. Ví dụ : café sữa, ngon nhưng rất khó tiêu đối với gan, gan không xử lý, phân hóa được gây nên cảm giác no giả, không thấy đói, chán ăn, và có các hiện tượng tương tự như đau gan. Nước cam, nước chanh, nước dừa, nước đá, bột ngọt, trứng gà, thức ăn nhanh, nước đóng chai... đều phải có sự kiểm soát cân đối về lượng khi sử dụng, nếu không muốn gánh chịu những hậu quả sau này. Ngoài ra trong cuốn Ẩm thực dưỡng sinh còn liệt kê những bệnh thường gặp khi sinh hoạt sai lầm, cách phòng và trị bệnh bằng thức ăn, một số bài thuốc quý được chế biến dưới dạng thức ăn.
Qua các vấn đề ẩm thực nêu trên tôi thấy việc sử dụng món ăn như thế nào để cân bằng âm dương trong cơ thể, các món ăn đã ngon rồi còn phải sạch - đẹp, để ít bệnh "bệnh tòng nhập khẩu" bởi phần lớn bệnh mắc phải là do ăn uống mà ra. Vì thế chúng ta cần phải chú ý hơn trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
+ Thai giáo Việt Nam : Bản thân tiêu đề của bộ môn đã nói lên ý nghĩa và mục đích của nó. Người xưa có câu : "Dạy con từ thủa còn thơ..." bởi nhân cách căn bản của con người định hình trước tuổi lên năm. Nhưng trong Diện chẩn, Thầy còn tiến hơn lên một bước nữa để phát triển trí tuệ và nhân cách con trẻ từ khi chuẩn bị hình thành trong bụng mẹ và đưa ra các khâu cụ thể :
+ Chuẩn bị sức khỏe, tâm lý và tinh thần làm cha, mẹ.
+ Khi đứa bé bắt đầu hình thành trong bụng mẹ rồi thì đã được coi như là một thành viên trong gia đình. Bắt đầu đối xử bằng những phương cách truyền thống như :
- Ru và hát, thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.
- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
Ngoài ra, chú trọng tới Ẩm thực với các món ăn (tính âm, dương) như cá quả. Muốn em bé có nước da trắng, người mẹ uống nước mía, nước dừa (riêng nước dừa chỉ uống vừa phải trong 3 tháng cuối thai kỳ, uống nhiều có thể bị loãng máu).
Trong Thai giáo Việt Nam của Thầy Bùi Quốc Châu thì bộ môn Âm dương khí công là điều cốt lõi, là yếu tố quyết định. Bởi, nó sẽ quyết định tính cách, sức khoẻ và trí tuệ của đứa bé sau này. Chính vì điều này nên khi đứa trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, người mẹ bắt đầu thở Âm dương khí công, thở nhiều đường Dương để cho đứa trẻ ảnh hưởng tính khí mạnh mẽ và sự năng động.
Thực chất, thai giáo là biểu hiện tình cảm giữa các thế hệ, là bản năng tự nhiên gắn liền với khát khao làm cha làm mẹ, là sự thể hiện tình cảm. Ai cũng từng được “thai giáo” nhưng khác nhau ở mức độ, cách thức. Qua đó, những gợi ý của Thai giáo Việt Nam mà những người sắp làm cha, làm mẹ có ý thức hơn trong việc chuẩn bị thai nghén em bé và có thái độ tích cực hơn trong việc chăm sóc, đối xử với em bé từ khi hình thành trong bụng mẹ.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Diện chẩn điều khiện liệu pháp - Bùi Quốc Châu, em xin kính chúc Thầy và gia đình luôn bình an.
Chúc Diện Chẩn vươn khắp Năm châu.
Chúc các thành viên trong đại gia đình Diện chẩn luôn thành công, mạnh khỏe để đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng.
Nguyễn Tiến Duy - HP
7/190 Đà Nẵng - Q. Ngô Quyền - TP. Hải Phòng
Mobifone : 0904 101 609