Là những lương y như từ mẫu, chúng ta có ý kiến gì khi thấy những em bé và cả những bệnh nhân người lớn nữa bị cắt bỏ amygdale và đốt đi những cục thịt thừa trong mũi, họng cốt để cho dễ thở hơn? Bệnh nhân nhất thời có dễ thở hơn, nhưng những chứng bệnh đường hô hấp có được chữa tận căn gốc không?
Tại sao khí quản, và đường kính lỗ mũi của những bệnh nhân này luôn có khuynh hướng khép chặt lại gây khó thở? Có ai lưu ý và thắc mắc tại sao cục thịt thừa này bị cắt đi thì cục thịt thừa khác trong mũi nhanh chóng mọc lên thay thế? Tại sao không ai dám nghĩ rằng đấy là những phản ứng lành, cần thiết và tất yếu của cơ thể nhằm hạn chế những luồng không khí bị ô nhiễm khói bụi, khí độc hại từ bên ngoài vào để bảo vệ những tạng phủ đang bị suy yếu bên trong!
Liệu sẵn dao, sắn kéo, sẵn dụng cụ tinh xảo, cứ cắt, đốt đục, đẽo, nhổ bỏ mãi xương thịt của con người như thế có phải là giải pháp khoa học, duy nhất đúng không? Làm như vậy có khác chi muốn bịt nước mạch mà đi bịt chỗ ngọn nước chảy ra, làm sao ngăn nước được?
Trong khí đó, chúng ta không dùng thuốc thông khí quản, dao cắt hay resistant đốt bỏ thịt thừa trong mũi, mà chỉ gỏ, điểm huyệt trong một vài phút, một vài lần, những căn bệnh trong các tạng phủ biến mất, khí quản tự động dãn ra, những khối thịt chèn vách ngăn mũi cũng biến mất theo. Bênh nhân hoàn toàn không phải lo sợ, đau đớn, tốn kém thời gian, tiền bạc. Chữa khỏi bệnh như vậy có được xem và chấp nhận là một giải pháp chữa bệnh khoa học hơn không?
Răng đau, hàm chảy máu hay bị viêm mủ, tại sao nhất thiết phải nhổ bỏ răng? Nhổ hết, lấy gì nhai, còn gì làm? Cái răng, cái tóc là gốc con người, công tạo hóa sinh ra, sao ta không gìn giữ? Khuynh hướng hiện nay, khi bị ê, đau răng, bệnh nhân chì có một suy nghĩ duy nhất là tìm đến nha sĩ. Không chữa được bằng thuốc tây, nha sĩ bảo phải nhổ răng mới cứu được hàm. Không ít trường hợp, răng bị nhổ hết răng thì mới cứ được hàm. Không ít trường hợp, răng bị nhổ hết, tốn tiền công, tiền thuốc để hàm vẫn tiếp tục bị ung mủ, sưng đau ăn uống khó khăn. Nếu dùng những bài thuốc ngàn năm trong dân gian hay những bài huyệt còn nóng hổi của Thầy BQC, răng hàm được bảo vệ nguyên vẹn, có gì phản khoa học hay bất lợi chăng?
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải mạnh dạn tuyên bố bổ sung cho ngành y, trước hết là của chính đất nước ta, giải pháp thay thế để trị liệu hữu hiệu hơn những chứng bệnh nhì nhằng đã được chữa thử nghiệm bằng phương pháp DC có kết quả tốt trong những năm qua. Nếu chần chừ, nhiều bệnh nhân mắc những chứng bệnh nan y và cả những chứng thong thường hiện nay sẽ tiếp tục bị vô vọng hoặc bị chữa trị sai lầm, gánh lấy những tai họa đáng tiếc. thêm một bệnh bị chữa sai lầm là them một tội với đồng bào, đồng loại trong đó có phần của cả chúng ta nữa.
Trong thực tế, nếu người chữa bệnh không được đào tạo đa khoa, không chú trọng phương pháp luận trị toàn diện và không trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế, thì việc luận tìm và xác định gốc ngọn của những bệnh biến lạ, phức tạp không phải đơn giản. Đây là lổ hổng truyền kiếp trong cuộc đời của những người hành nghề y dược, không biết đến bao giờ mới vá lấp được.
Nhưng may mắn thay, nhờ phương pháp DC của Thầy BQC, nổi niềm băn khoăn vì lỗ hổng nói trên được san lấp một cách nhẹ nhàng và kỳ diệu. Trước con bệnh, học viên hay những lương y sinh hoạt với Thầy không cần phải lo lắng nghĩ suy, luận tìm gốc hay ngọn, căn hay chứng, mà vẫn có thể chữa hết tận căn, tận gốc, có khi trong nháy mắt, những bệnh nặng, mãn tính tái đi tái lại đã được chữa trị nhiều năm tháng, tốn kém nhiều tiền của bằng những phương pháp khác không khỏi.