Theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) Thì sức khỏe là một tình trạng thoải mái toàn diện về thể xác, tinh thần và xã hội,điều đó cho thấy những vấn đề bất ổn về mặt tinh thần cũng tạo ra những hậu quả cho con người nghiêm trọng không kém những tổn thương về mặt thể xác.
Trong tiếng Việt có chữ đau khổ, có đau về thân xác, ắt sẽ khổ về tinh thần và ngược lại. Y học hiện đại cũng chứng minh được những nỗi khổ về tâm tư có thể tạo ra những tổn thương về cơ thể, đó là những chứng bệnh Tâm Thể (psychosomatic ).
Nhưng, việc điều trị những nỗi đau tinh thần, không phải là chuyện đơn giản. Ngành tâm thần học và Tâm lý lâm sàng tuy đã trải qua hàng trăm năm nghiên cứu, đưa ra hàng ngàn liệu pháp trị liệu tâm lý, nhưng cũng chỉ đạt được những kết quảcòn nhiều hạn chế.
Từ khi xuất hiện cách đây 28 năm, sau rất nhiều cải tiến phương pháp Diện Chẩn ngày nay đã trở thành một phát kiến lớn, được hàng chục quốc gia trên thế giới áp dụng, sách và tài liệu về Diện Chẩn đã được in và dịch ra hầu hết các ngôn ngữ lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức, Nga, Ý… đem lại sức khỏe thể chất cho hàng triệu người, thì bây giờ với những kỹ thuật mới, tác động bằng lời nói và tư duy vào những huyệt đạo để đem lại niềm vui cho con người, xóa tan đi những phiền muộn, lo âu, căng thẳng, thiếu tự tin, trầm cảm, bất mãn, hận thù … đã tạo cho Diện Chẩn ĐKLP BQC một sự phát triển hoàn chỉnh, đem lại cho mọi người một sức khỏe toàn diện đúng như Định nghĩa mà WHO đưa ra.
Một nền Y Học Nhân Văn là một nền y học tôn trọng giá trị con người, đây là điều mà rất nhiều y bác sĩ, nhà tâm lý mong muốn nhưng từ ước mơ đến hiện thực là một khoảng cách hầu như không thể vượt qua. Nhưng, với quan điểm biến bệnh nhân thành thày thuốc, hay nói cách khác, người bệnh chủ động hoàn toàn trong việc chữa bệnh cho mình, và còn có khả năng chữa bệnh cho ngườikhác. Vì họ đã từng là bệnh nhân, họ biết rõ nỗi khổ đau phải chịu đựng như thế nào, vì thế ở đây ranh giới kẻ trên người dưới không còn nữa, bệnh nhân và thày thuốc là một, ai có thể tự hạch xách ngay chính mình? Ai có thể đối xử phân biệt với chính bản thân ? Và ai không có được sự đồng cảm trong khi chính mình cũng là người chung cảnh ngộ. Đó là một giá trị nhân văn to lớn mà không một phương pháp Y học nào có thể có được một cách tự nhiên, mà không cần đến sự cố gắng hay tinh thần trách nhiệm, tấm lòng yêu thương đồng loại.
Nhưng làm thế nào mà phương pháp Diện Chẩn ĐKLP –BQC đạt được điều đó, chính là nhờ xuất phát điểm của nó, vì nó đến từ kho tàng Văn hóa – Y thuật cổ truyền của dân tộc, xây dựng bằng cái Tâm của người Việt để hình thành nên Việt Y Đạo. Đây không chỉ là những kỹ thuật day, ấn, lăn, xoa mà còn là một hệ thống triết lý dân gian, đã gắn bó ngàn đời trong Tâm Thức của người Việt, mà GSTSKH Bùi Quốc Châu là người đã khơi được nguồn mạch của sự sống, đã làm cho nền Y thuật Việt Nam, trước đây chỉ quanh quẩn với những lá thuốc Nam, những mẹo chữa bệnh thiếu cơ sở lý luận, nay đã vươn mình ra biển lớn, truyền bá khắp năm châu, đem lại niềm tự hào không phải cho người sáng lập mà cho cả một dân tộc với hơn 4000 năm văn hiến
Với sự phát triển âm thầm nhưng mạnh mẽ, với sự cải tiến liên tục những phương pháp của mình, từ phạm vi cơ thể bước sang lĩnh vực tâm thần, một lần nữa Diện Chẩn ĐKLP – BQC lại chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình trong sứ mạng đem lại sức khỏe và niềm vui cho mọi ngườiđúng với chủ trương THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC mà người sáng lập là GSTSKH Bùi Quốc Châu đã đề ra từ hơn 28 nay.